Trước ông Joe Biden, các tổng thống Mỹ đương nhiệm từng tới thăm Việt Nam bao gồm Tổng thống Bill Clinton (thăm tháng 11/2000), Tổng thống George W. Bush (tháng 11/2006), Tổng thống Barack Obama (tháng 5/2016), Tổng thống Donald Trump (tháng 11/2017).
Trước ông Joe Biden, các tổng thống Mỹ đương nhiệm từng tới thăm Việt Nam bao gồm Tổng thống Bill Clinton (thăm tháng 11/2000), Tổng thống George W. Bush (tháng 11/2006), Tổng thống Barack Obama (tháng 5/2016), Tổng thống Donald Trump (tháng 11/2017).
Ở chiều ngược lại, từ ngày thành lập (1948) đến nay, Israel là quốc gia nhận quân viện nhiều nhất của Mỹ trên thế giới qua tất cả các đời tổng thống và chính sách đối ngoại. Sớm nắng chiều mưa gì thì Israel vẫn được tiền, được súng, tuy có bận Mỹ cũng làm nghiêm khi Israel theo Anh và Pháp rủ rê chiếm kênh đào Suez của Ai Cập (1956).
Trong khi Israel không có hiệp ước quân sự nào với Mỹ (như Philippines chẳng hạn) hay thuộc khối NATO và chỉ thuộc có khối Eurovision, đông đảo các chính trị gia Mỹ lúc nào cũng lồng lộn "đụng đến Israel là đụng đến Hoa Kỳ".
Tuyệt đại đa số các chính trị gia Mỹ ủng hộ Israel toàn phần, dù cánh hữu của Cộng hòa hay cánh tả của Dân chủ, kể cả thượng nghị sĩ Bernie Sanders. Ngày 15-11, khi số trẻ em thiệt mạng đã lên trên 4.500, số lánh nạn tại Gaza lên đến 1,5 triệu người thì mới có kêu gọi ngưng bắn ở Hạ viện Hoa Kỳ. Kêu gọi này được 24 trong 535 đại biểu ký tên.
Tại Thượng viện, chỉ có 1 người (trên 100) ủng hộ ngưng bắn là Dick Durbin. Lập trường của Israel cho rằng ngưng bắn là mẹo của Hamas, nên phải đánh đến chết - và bị đánh đến chết là thường dân Gaza. Ảnh hưởng của "phe Israel" trên chính trường Mỹ là hoàn toàn áp đảo.
Theo chế độ bầu cử ở Mỹ thì tổng thống, thống đốc bang là 4 năm, thượng nghị sĩ là 6 năm và hạ nghị sĩ là 2 năm. Trong chế độ này, tiền đâu là đầu tiên, và một đại biểu dùng 40% thời gian để gây quỹ tranh cử.
Mới mở tiệc mừng đắc cử tối hôm trước thì sáng hôm sau thức dậy đã phải lo gây quỹ tiếp rồi. Tổ chức đắc lực, đáng sợ lẫn đáng yêu nhất trong việc này, là tổ chức phi chính phủ AIPAC (Ủy ban Công vụ Mỹ - Israel).
Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Anthony Blinken trong một sự kiện của AIPAC. Ảnh: Axios
Quỹ điều hành của AIPAC năm 2022 chỉ là 88 triệu USD với 400-500 nhân viên ăn lương thôi, nhưng họ còn dựa trên số hoạt động tích cực là 10.000 người cốt cán và huy động được vòng thứ 3 cảm tình viên 300.000 người nữa.
Đây cũng mới là 0,1% dân số Hoa Kỳ. Tính cả vòng thứ 4 là 8 triệu người gốc Do Thái ở Mỹ thì cũng mới 2,5% dân số, nhưng cỗ máy này 40 năm qua đã mài giũa để trở thành siêu đẳng trong việc giúp cho đắc cử (và đánh cho thất cử) các ứng viên Mỹ ở mọi tầng chức vụ.
Số hạ nghị sĩ đang do AIPAC "nắm" là 400-425 người (trên tổng số 535). Tại Thượng viện, con số này là 98-99. Ở mức thống đốc hay tổng thống, không có ứng viên Dân chủ hay Cộng hòa nào không phải qua ải của AIPAC. Hiện có 15 ứng viên tổng thống tại Mỹ chẳng hạn và trong số này, chỉ 4 người nhích ra khỏi lập trường của Israel. 4 vị ngoài luồng này cộng lại chắc dưới 5% số phiếu.
Theo nhà hoạt động và mấy bận là ứng viên tổng thống Ralph Nader, sức mạnh của AIPAC là trong cách hoạt động. Mỗi hạ nghị sĩ và nhân viên, bộ sậu của từng vị, có một tổ của AIPAC được phân công chiếu cố để theo dõi từng hành vi và từng phát biểu.
Bạn là hạ nghị sĩ, đi chữa răng đang ngồi hả miệng thì nha sĩ hỏi, ông/bà định bỏ phiếu thế nào về ngưng bắn tại Gaza? AIPAC sẽ gọi điện sáng chiều, gửi điện thư, đến tận cửa văn phòng và các cuộc họp cử tri, tiếp tân hay sự kiện…
Họ dùng mọi áp lực từ vuốt ve đến đe dọa, chẳng những với chính các nghị sĩ, mà còn với nhân viên của họ, không chừa tài xế hay thư ký. Sau khi 24 đại biểu nói trên đòi ngưng bắn, AIPAC lập tức cho biết sẽ huy động 100 triệu USD để đánh bại các đại biểu này vào năm 2024.
Với ngân quỹ 88 triệu USD/năm, AIPAC tìm đâu ra 100 triệu để chống phá các nghị sĩ đó? Mỗi chính trị gia tầm quốc gia ở Mỹ khi tranh cử đều phải có quỹ từ giai đoạn sơ cử trở đi. Nếu họ không ngoan thì AIPAC sẽ ủng hộ kẻ khác.
Tiền sẽ không từ túi AIPAC, mà từ vận động của họ. Một thí dụ là tháng 7-2022, hạ nghị sĩ Andy Levin (Detroit, Michigan) là gốc Do Thái và tự nhận theo Zion chủ nghĩa (tức ủng hộ Nhà nước Israel). Tuy nhiên AIPAC cho là ông không theo đến nơi đến chốn và lừa thầy Do phản bạn Thái, nên ủng hộ ứng viên cũng Dân chủ là Haley Stevens.
Bà Stevens không phải gốc Do Thái, mới sang thăm Israel 3 năm trước nhờ đài thọ của AIEF (Tổ chức Giáo dục Mỹ - Israel). Đây là tổ chức ngoại vi của AIPAC, quỹ riêng là 60 triệu USD dùng vào việc giáo dục lớn bé về vấn đề Israel như mời đại biểu dân cử hay lãnh đạo mầm non tương lai đi đây kia hội họp và thăm viếng Israel.
Về tất cả các mặt khác, bà Stevens chẳng khác ông Levin là mấy, và AIPAC chỉ muốn trừng trị một đại biểu tuy gốc Do Thái nhưng cứng đầu. Bà Haley tiêu 4,2 triệu USD tiền AIPAC và thắng ông Levyn chỉ có quỹ 960.000 USD.
Khi bạn ra tranh cử ở Mỹ thì việc đầu tiên là tự gây quỹ cho mình. Ngoài quỹ tự gây này, còn có các quỹ ủng hộ gọi là PAC (Ủy ban Hành động chính trị) - các quỹ này không trực thuộc ủy ban tranh cử của ứng viên mà ủng hộ họ một cách "độc lập".
Năm 2020, quỹ tranh cử riêng của ông Biden huy động được 1,044 triệu USD, trong khi của các PAC ủng hộ ông là 680 triệu USD. Trong tổng số này, bộ phận "lobby cho Israel" qua AIPAC có nhiều tầng lớp để can thiệp từ nhỏ đến lớn, trong phần quỹ riêng cũng như phần các PAC.
Ngoài chuyện tiền bạc, ảnh hưởng của hoạt động "lobby cho Israel" còn mở rộng qua văn hóa, truyền thông, và đánh vào mặc cảm tội lỗi của Tây phương. Trong nhiều thế kỷ, người Do Thái tại Tây phương bị bài xích và kỳ thị nghiêm trọng, đỉnh điểm là "Giải pháp cuối cùng" của Đức quốc xã giết chết 5-6 triệu người Do Thái trong Thế chiến II. Tại Mỹ đầu thế kỷ 20 vẫn có tình trạng bài Do Thái.
ADL (Liên đoàn Chống phỉ báng) ra đời trong bối cảnh đó để bênh vực người Do Thái. Hiện tổ chức này có quỹ 103 triệu USD/năm, là cánh tay cầm thước của Israel tại Mỹ và xét nét ai làm gì không ưng ý thì phán tội "bài Do Thái".
Nói qua, người Ả Rập được coi là cùng nguồn gốc và huyền tổ (Abraham) với người Do Thái. Nói nghiêm túc hơn thì họ xuất phát cùng một chốn, giống nhau từ bề ngoài đến ăn mặc, tập tục, tôn giáo, và sống với nhau vui vẻ thôi.
Chỉ sau khi Nhà nước Israel thành lập (1948) thì mới có mâu thuẫn. Cho đến thập niên 1970, hình ảnh người Ả Rập tại Mỹ vẫn tốt đẹp, tốt đẹp còn hơn hình ảnh người Do Thái, vì không mang tính cách bài thị của châu Âu.
Khủng hoảng dầu mỏ 1973 và giá dầu tăng vọt biến hình ảnh Ả Rập "tay kiếm lạc đà đẹp trai" thành "trọc phú ngây ngô", nhưng vẫn còn vô hại. Năm 1979, cách mạng thần quyền Iran biến hình ảnh cả Trung Đông thành Hồi giáo cuồng tín.
Sự cố 11-9 đưa hình ảnh Hồi giáo và Ả Rập xuống đáy dư luận và truyền thông, khối ủng hộ Israel tại Mỹ nhờ vậy khuếch trương hoàn cảnh đó.
Tuyên truyền của Israel từ đó một mặt nhấn mạnh vào khác biệt giữa người Ả Rập Trung Đông với Âu Mỹ, kiểu mặc váy lòng thòng và phụ nữ che tóc.
Trong khi người Do Thái Âu hóa và gần gũi Tây phương hơn. Phép ảo thuật này thành công: ảnh hưởng của Israel tại Mỹ nhờ những biến cố 1973, 1979 và 2001 đã được khai thác tài tình.
Vừa rồi, các tổ chức sinh viên tại một số trường ở Mỹ phản đối thảm sát ở Gaza thì các đại học bị đe là sẽ mất tiền tư nhân tài trợ. Sinh viên tại Harvard chẳng hạn, bị bêu hình và dọa là ra trường sẽ không có việc làm.
Tỉ phú Elon Musk đắc tội để X (Twitter) bài Do Thái, và các công ty Apple, Google, IBM, Disney… đòi tẩy chay, bị Nhà Trắng lên án. Ứng viên tổng thống Đảng Xanh là Jill Stein, gốc Do Thái, hôm 18-11 bị Meta xóa các tài khoản (IG và Facebook) có lẽ vì bà lên án "diệt chủng" tại Gaza. ■
Khi vị thế của Israel vững mạnh thì việc thương xót vai trò nạn nhân muôn thủa của họ cũng bớt đi trong dư luận Tây phương.
Hiện theo thăm dò, đến 66% người Mỹ ủng hộ ngưng bắn và trong các cuộc phản đối vừa qua, người Do Thái ở Mỹ hiện diện đông đảo hơn trước và đóng một vai trò tích cực.
Chiếm nhà ga trung tâm New York và tượng đài Nữ thần Tự do, đòi ngưng bắn là hành động của các tổ chức hòa bình Do Thái ở Mỹ. Thượng nghị sĩ Durbin đã nói trong bài, hiện là người duy nhất đòi ngưng bắn tại Thượng viện.
Trớ trêu là năm 1982 ông từng là ứng viên được AIPAC ủng hộ để đánh bại địch thủ của ông, bị cho là thiên vị PLO (Tổ chức Giải phóng Palestine). Nhưng 1982 tức là 40 năm về trước.
Đại dịch COVID-19 hoành hành đúng giai đoạn kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mỹ (11-7-1995 - 11-7-2020). Nhưng trong giai đoạn khó khăn, sự hợp tác hiệu quả Việt - Mỹ một lần nữa cho thấy hai nước tiếp tục đi những bước dài hợp tác.
Trong những tháng đầu năm, nền kinh tế toàn cầu đã trở nên ảm đạm vì COVID-19, song nó cũng mang lại những cơ hội hợp tác "ngàn năm có một" cho các doanh nghiệp đủ nhạy bén. Và câu chuyện của Công ty may mặc Dony - một doanh nghiệp Việt - là điển hình cho điều đó.
Khoảng giữa tháng 3, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kích hoạt Đạo luật sản xuất quốc phòng (DPA) để yêu cầu tăng tốc sản xuất các thiết bị y tế chống dịch. Các doanh nghiệp Mỹ đã nhanh chóng thay đổi để đáp ứng với sắc lệnh mới.
Vốn là một công ty may mặc nhỏ, Dony đã nhanh chóng chuyển sang sản xuất khẩu trang vải kể từ lúc dịch bệnh bắt đầu. Trong bối cảnh đó, Công ty vũ khí Security Pro USA đã tìm đến Dony. "Tôi thích làm việc với Dony vì họ duy trì liên lạc và giao hàng đúng hạn" - ông Al Evan, giám đốc kiêm nhà sáng lập của Security Pro USA, nói.
Trong khi nhiều doanh nghiệp cho rằng làm ăn với Mỹ rất khó, Phạm Quang Anh - giám đốc Dony - nhận thấy điều ngược lại. "Đối với đối tác Mỹ, thật ra chỉ cần sản phẩm chất lượng, chứng nhận đầy đủ và mức giá phù hợp thì mọi thứ khác đều rất dễ. Tuy thị trường Mỹ cạnh tranh về giá có gắt hơn những thị trường khác nhưng chỉ cần đáp ứng đủ điều kiện, họ sẽ không hỏi thêm gì" - ông giải thích.
Cũng theo ông Anh, việc hợp tác với phía Mỹ có nhiều điểm thuận lợi so với các thị trường khác ở chỗ thị trường có sức mua hàng lớn và hoạt động thông thương giữa 2 nước cũng đơn giản, "từ vận chuyển, giao nhận hàng hóa cho đến thanh toán". Dony cũng là một trong những doanh nghiệp tham gia quyên góp vật tư y tế cho Mỹ do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hôm 5-6. Công ty này đã quyên góp 100.000 khẩu trang kháng khuẩn chống giọt bắn, tổng trị giá hơn 10,5 tỉ đồng.
Nghĩ đến việc Mỹ đã nhiều lần tài trợ cho Việt Nam kể từ khi bình thường hóa quan hệ, ông Anh xem phần quyên góp này chỉ là "một chút quà quê" để tri ân nước Mỹ.
Đặc biệt trong thời gian dịch bệnh, việc Chính phủ Mỹ duy trì mở cửa cho vận tải đã góp phần không nhỏ cho hoạt động xuất khẩu của Dony được thuận lợi. Ông Anh cho biết nhờ chứng minh được đã hoàn thành tốt những đơn hàng lớn đi Mỹ, Dony đã tìm kiếm được thêm nhiều đối tác ở những nước khác. Ông Razzi Yahyapour, đồng sở hữu công ty cung cấp đồng phục thể thao Toop Sports (Mỹ), cho hay: "Dony cung cấp khẩu trang cho hoạt động phân phối tại Mỹ của Toop Sports. Đây là một cơ hội lớn để chúng tôi đa dạng hóa kinh doanh và mở rộng ra ngoài các mặt hàng thể thao".
Là một đối tác lâu năm, Toop Sport cũng là một trong những đối tác duy nhất của Dony vẫn tiếp tục đặt hàng cho đến nay, sau khi nhu cầu khẩu trang đã tạm nguội xuống trong khi nhu cầu dành cho những mặt hàng may mặc truyền thống vẫn chưa hồi phục. Cũng theo ông Anh, ngoài các đơn hàng nội địa, Dony tới nay chỉ còn các đơn hàng xuất khẩu đi Mỹ và 1 đơn hàng đi Campuchia, đều là số lượng lớn.
Một tối muộn đầu tháng 4-2020, khi Việt Nam đã bước qua ngày thứ 10 của quãng thời gian giãn cách xã hội đầy căng thẳng, chị Trịnh Thái Hà nhận được một cuộc gọi. "Chị nghĩ chúng ta cần phải làm gì đó để giúp đỡ họ" - đầu dây bên kia, chị Nguyễn Thu Thảo khẩn thiết.
Chị Hà và chị Thảo là một trong những thành viên cốt cán của Câu lạc bộ Hà Nội của cựu du học sinh Việt Nam tại Mỹ (VUSAC Hanoi) - những người đã dành một phần thanh xuân của mình ở xứ sở cờ hoa. "Họ" ở đây là những người dân Mỹ đang chật vật chống chịu với những thảm khốc mà đại dịch COVID-19 gây ra trên phạm vi toàn cầu.
Vào thời điểm đó, toàn nước Mỹ đã có hơn 560.000 ca mắc COVID-19, cướp đi sinh mạng của hơn 22.000 người. Những con số kinh hoàng tăng dần đều lên từng ngày. Ngay trong đêm, bức thư ngỏ đầu tiên được chấp bút với mục tiêu bước đầu là quyên góp đủ 600 triệu đồng để mua khoảng 100.000 khẩu trang, thời gian thực hiện là hai tuần.
Mọi chuyện diễn ra tiếp sau đó vượt ngoài sự kỳ vọng, khi kế hoạch đạt được chỉ sau một tuần đầu tiên. Những người quyên góp là cựu sinh viên ở Mỹ, gia đình của cựu sinh viên ở Mỹ và những người có bạn bè đang sống tại một trong những ổ dịch lớn nhất của thế giới ở bên kia bán cầu. Mối liên hệ là rất rõ ràng. "Tiền lúc bấy giờ không còn là mục tiêu chính yếu nữa. Điều chúng tôi mong mỏi là được thấy sự lan tỏa của chiến dịch, càng nhiều người tham gia càng tốt" - chị Thảo cho hay.
"Đó là những em học sinh chưa bao giờ sang đến Mỹ nhưng đã đọc và hiểu về nước Mỹ. Khi thấy lời kêu gọi này, các em cảm thấy mình cũng cần đóng góp. Đó là những doanh nghiệp chưa hề có quan hệ làm ăn ở thị trường này nhưng sẵn sàng chi hàng chục triệu đồng mà không cần vinh danh. Đó thậm chí là một vài người có hoàn cảnh đặc biệt, phải sống dựa vào tiền hỗ trợ của những nhà hảo tâm trong thời điểm cách ly xã hội, cũng đồng ý san sẻ một phần cho hoạt động thiện nguyện" - chị Thảo chia sẻ.
Vô hình trung, một sáng kiến của riêng cộng đồng cựu du học sinh Việt Nam ở Mỹ đã tạo thành một "ngôi nhà chung" liên kết hơn 900 con người với nhau, thông qua đó nhân dân Việt Nam có dịp thể hiện sự cảm thông, chia sẻ chân thành đối với những người bạn cách xa nửa vòng Trái đất.
Hơn 1,2 tỉ đồng được quyên góp sau hai tuần phát động chương trình, ước tính mua được 300.000 chiếc khẩu trang. Tuy nhiên, cần một số tiền tương đương để vận chuyển số hàng đó qua Mỹ. Giữa lúc bối rối, một người thân tình cờ tiết lộ với chị Thảo rằng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cũng sắp có một chuyến hàng viện trợ sang Mỹ. Rất nhanh chóng, thỏa thuận được sắp đặt giữa ba bên: VUSAC, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và bên tiếp nhận - Hội Chữ thập đỏ Mỹ sẽ chi trả toàn bộ chi phí vận chuyển bằng đường hàng không.
Những thủ tục thông quan cho chuyến hàng viện trợ, vốn dĩ kéo dài hàng tháng trời, nay rút ngắn lại còn vài ngày nhờ sự ủng hộ và tạo điều kiện từ phía Bộ Ngoại giao Việt Nam và Văn phòng Chính phủ.
Ngày 6-5, 300.000 khẩu trang quyên góp bởi VUSAC và 100.000 khẩu trang tài trợ bởi Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã được chuyển giao cho FedEx để vận chuyển bằng đường hàng không sang Mỹ ngay trong tuần.
Có một tình cảm quý mến khá đặc biệt giữa người Việt Nam và người dân Mỹ, dù trong thời điểm chiến tranh ác liệt nhất, theo chị Thảo. "Chính nhờ cái đó mà chiến tranh kết thúc sớm hơn. Sau này bắt đầu quá trình vận động để bình thường hóa quan hệ ngoại giao, chính những nhân tố trong ngoại giao nhân dân đó đã thúc đẩy cho quan hệ Việt - Mỹ", chị nói thêm.
Ngày hôm nay, khi nước Mỹ vẫn đang là tâm dịch COVID-19 của thế giới, tình cảm đó được thể hiện rõ nét hơn, không đơn thuần là sự tin cậy nhau mà còn là sự cảm thông đối với người bạn phương xa đang trong cơn hoạn nạn. "Đó mới chính là động lực khiến chúng tôi thực hiện chương trình và qua đó gắn kết nhân dân hai nước Việt - Mỹ với nhau" - chị Thảo giãi bày.
Vượt qua những nghi kỵ lẫn nhau trong hơn 20 năm thời hậu chiến, Tổng thống Bill Clinton và Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã tuyên bố bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ tháng 11-1995. Song trước đó, đã có những cá nhân giúp đẩy nhanh tiến trình này.
Băng qua một đoạn đường nhỏ, có lúc hai bên toàn ruộng đồng, chúng tôi dừng lại nơi căn nhà cách xa khu phố cổ Hội An. Một ông cụ đầu tóc bạc phơ bắt tay chúng tôi và trao danh thiếp với kiểu thiết kế rất "Tây".
Phong cách này phù hợp với thông tin về việc ông từng là đại diện ngân hàng của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam thuộc chế độ cũ tại Mỹ hay một doanh nhân địa ốc ở Pháp. Đó là ông Bùi Kiến Thành, từng là trợ lý đặc biệt cho thủ tướng Ngô Đình Diệm trong chính quyền cũ và sau này được biết tới như một chiếc cầu nối Việt - Mỹ trong quá trình mở cửa kinh tế Việt Nam. Ông là một trong những Việt kiều được bầu chọn danh hiệu "Vinh danh nước Việt 2004".
Lớn lên trong cuộc sống của một thanh niên có xuất thân tốt, định mệnh khiến cuộc đời Bùi Kiến Thành lại lắm thăng trầm, như cuốn sách viết về cuộc đời và đóng góp của ông như một chứng nhân lịch sử Bùi Kiến Thành - Người mở khóa lãng du.
Cơ duyên đầu tiên dẫn tới cuộc đời đầy biến động song hành cùng lịch sử của ông Bùi Kiến Thành là những ngày ở New York (Mỹ). Trong quá trình tái thiết, chính phủ của ông Ngô Đình Diệm, dưới sự trợ cấp của tổ chức International Cooperation Administration, khi ấy đã cử ba cán bộ đi Mỹ, trong đó có ông Bùi Kiến Thành, để đào tạo về ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng trung ương. Sau một năm học, Bùi Kiến Thành được giữ lại Mỹ, bổ nhiệm làm đại diện Ngân hàng Quốc gia Việt Nam tại New York. Năm ấy ông mới 25 tuổi.
Trước khi về Việt Nam đầu những năm 1990, ông Bùi Kiến Thành thường xuyên đi - về giữa Pháp và Mỹ. Năm 1984, ông được mời sang Mỹ làm việc cho tập đoàn American International Group (AIG). AIG được phát triển từ tiền thân là tập đoàn bảo hiểm AIU mà ông Thành từng làm đại diện chính thức ở Sài Gòn trước kia.
Kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế quốc tế dày dặn, đặc biệt là mối quan hệ với doanh nhân và giới chức Mỹ, đã đóng vai trò nền tảng cho vị trí đặc biệt của ông Bùi Kiến Thành đối với việc bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ sau này.
Cụ thể, ông được xem như một trong những người có đóng góp, tham vấn trong tiến trình đổi mới của Việt Nam (Đổi Mới 1986), với hạt nhân là mở rộng quan hệ kinh tế, kéo theo nhu cầu bình thường hóa với Mỹ.
Kể lại với chúng tôi tại Hội An, ông Thành vẫn tâm đắc việc mình là người trao đổi với những người đang tìm cách đổi mới kinh tế Việt Nam những năm đầu thập niên 1980, gồm phó chủ tịch Hội đồng bộ trưởng kiêm bộ trưởng công an (nội vụ) Phạm Hùng khi đó. Sau nhiều tháng, ông Thành kể, chính quyền Việt Nam đồng ý rằng "dân có giàu thì nước mới mạnh".
Theo chuyên gia Bùi Kiến Thành, bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ là nhu cầu tất yếu của hai bên. Nếu như Mỹ từ giai đoạn 1975 đã xuất hiện các luồng ý kiến kêu gọi tìm cách bình thường hóa với Việt Nam, thì một Việt Nam muốn quật cường kinh tế giai đoạn 1986 cũng không thể bỏ qua thị trường Mỹ - nền kinh tế số 1 thế giới.
Những năm 1986, 1987, một số lãnh đạo Việt Nam xem xét vấn đề đàm phán với Mỹ, nhưng thời điểm ấy không có nhiều kênh liên lạc. Lựa chọn liên lạc thông qua Thụy Điển, một trong những quốc gia thân thiết sớm nhất với Việt Nam, cũng gặp khó khăn liên quan tới quan điểm của các bên về vai trò của Việt Nam ở Campuchia. Ông Bùi Kiến Thành, với mối quan hệ với phía Mỹ, một lần nữa có dịp thể hiện đóng góp như một "cầu nối ngoại giao".
"Do tôi là một trong những người hiếm hoi có quá khứ làm việc với chính quyền Mỹ cấp cao nhất cũng như lãnh đạo xã hội và kinh tế Mỹ, khi Chính phủ Việt Nam cần móc nối với Chính phủ Mỹ, tôi có thể giúp kết nối với các cầu nối bên kia. Tất cả những gì tôi làm từ vài chục năm qua như một sứ mệnh của bản thân tôi. Không phải tôi tài giỏi gì, nhưng tôi lại vô tình ở một cái thế tốt để làm được những nhiệm vụ như thế" - ông Bùi Kiến Thành nói.
Cứ như vậy suốt từng ấy năm, ông Bùi Kiến Thành đóng góp thầm lặng vào việc giải quyết từng bước những yêu cầu tiên quyết cho việc nối lại quan hệ Việt - Mỹ, sử dụng chính những gì mình có từ thời làm việc cho chế độ cũ để giúp hàn gắn những vết nứt giữa hai bên. Như chính ông thừa nhận, có rất nhiều người giỏi và "có cái thế" giống ông, nhưng không phải ai cũng sẵn sàng góp sức cho đại cục.
Còn bản thân ông, nửa thế kỷ bôn ba, đi đi về về, hoạt động như một con thoi trong quan hệ Việt - Mỹ chính là một sứ mệnh.
Khi chúng tôi chào tạm biệt ông ra về, người phụ nữ trạc tuổi 40 trong nhà ông ra tiễn. Bà chia sẻ đôi điều về sức khỏe của ông, và về việc con, cháu có lúc "giận" ông vì không chịu về Mỹ sống: "Ông ấy nói phải ở Việt Nam, còn giúp được thì cứ giúp".
Thượng nghị sĩ Mỹ William Fulbright đã sáng lập ra học bổng Fulbright với ý nghĩa rằng: "Để thêm bạn, bớt thù, giáo dục chính là con đường tốt nhất". Quan điểm giáo dục thúc đẩy tình bằng hữu rất đúng với quan hệ Việt - Mỹ những năm đầu thời hậu chiến.
GS Herbert Covert, Đại học Colorado (Mỹ), là một trong những "sứ giả giáo dục" thế hệ đầu của chương trình Fulbright sau khi Việt Nam và Mỹ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1995. Ông hai lần sang Việt Nam với tư cách học giả của chương trình những năm 2001 và 2009.
Nhưng những trải nghiệm Việt Nam của GS Covert bắt đầu sớm hơn thế, từ năm 1998, khi ông cùng các cộng sự Việt Nam của mình ở Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội và Viện sinh học Nhiệt đới khảo sát và tiến hành các nghiên cứu sinh học tại nhiều vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên trên khắp đất nước.
"Năm 1998 khi tôi đến Việt Nam lần đầu, đất nước này trong mắt nhiều người Mỹ vẫn bị coi là "kẻ thù" với những đối lập sâu sắc trong hệ thống chính trị và hệ tư tưởng. Tuy nhiên khi đặt chân đến mảnh đất này, tôi lại được chào đón bởi rất nhiều người Việt Nam, đặc biệt là các cộng sự ở Đại học Khoa học Tự nhiên. Họ dành cho tôi tình cảm chân thành giữa những người nghiên cứu. Chúng tôi gắn kết với nhau bởi lòng say mê khoa học. Tất cả tạo nên những chất xúc tác mạnh mẽ để tôi thấy mình thuộc về nơi này", ông Covert nói với Tuổi Trẻ.
Đã 16 năm trôi qua, GS Herbert Covert vẫn chưa quên những cảm xúc của mình trong lần đầu tiên nhìn thấy một con voọc mũi hếch từ khoảng cách 30m. Đó là một buổi sáng tháng 6 mát lạnh trên núi đá Hà Giang, ông Covert theo chân học trò - TS Lê Khắc Quyết, người sau này trở thành Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học và Loài nguy cấp - trên hành trình tìm kiếm những quần thể linh trưởng đặc chủng trong các cánh rừng Tây Bắc.
"Ông là người nước ngoài đầu tiên được nhìn thấy loài linh trưởng này", Quyết nói với tôi như thế. "Nhiều năm đã trôi qua, nhớ lại câu nói đó tôi lại thấy vô cùng tự hào", ông chia sẻ.
Theo GS Covert, hợp tác trong môi trường học thuật là một trong những yếu tố đem hai đất nước đến gần nhau hơn, đồng thời mở mang cho những nhà nghiên cứu những cái nhìn mới mẻ và ý tưởng độc đáo.
Hơn 20 năm đi về giữa Việt Nam và Mỹ đã mang đến cho GS Covert những tình bạn đẹp với các học giả địa phương. Nhiều trong số đó đã trở thành những người tiên phong trong bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học ở Việt Nam.
Bên phía Việt Nam, một trong những nhân vật cũng góp công vào chiếc cầu ấy có thể kể đến ông Trần Đức Cảnh, hiện là thành viên Hội đồng quốc gia về Giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực 2016 - 2021.
Sinh ra tại Khánh Hòa và sang Mỹ năm 1975, thời điểm mới 19 tuổi, ông Trần Đức Cảnh đã trải nghiệm nhiều ngành học khác nhau, từ kỹ sư hàng không cho tới kinh tế, chuyên về kinh tế lao động. Nhưng sau đó, ông lại thấy mình phù hợp khi đi sâu vào mảng phát triển nguồn nhân lực. Trong vai trò này, ông Cảnh đã đóng góp ở lĩnh vực quản lý nhà nước trong chính quyền bang Massachusetts, phụ trách nhiều vấn đề như trợ cấp xã hội, thực phẩm, y tế, nhà cửa, tạo công ăn việc làm cũng như đào tạo nguồn nhân lực.
Trong vài chục năm qua, ông Cảnh đã trở thành một trong những nhân vật nổi bật đóng góp cho giao lưu giáo dục Việt - Mỹ.
Cựu cố vấn Hội đồng tuyển sinh đại học Harvard này còn nhớ rõ những ngày đầu khi các nhóm hoạt động muốn đưa chương trình Fulbright vào Việt Nam. "Vì hai nước chưa có liên hệ với nhau, vì vậy phải sử dụng một địa chỉ trung gian tư nhân là Đại học Harvard để ‘hợp thức hóa’ một chương trình đào tạo của Mỹ tại Việt Nam", ông Cảnh kể.
Chuyện giáo dục giúp xóa nhòa hoài nghi lẫn nhau cũng được cựu đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Cường cảm nhận. Công tác giai đoạn 2011 - 2014, ông Nguyễn Quốc Cường là đại sứ thứ tư của Việt Nam ở Mỹ thời hậu chiến nhưng lại là vị đại sứ Việt Nam đầu tiên từng du học ở Mỹ theo chương trình Fulbright.
Từ năm 1992 đến nay, đã có khoảng 600 người Việt Nam từng được nhận học bổng danh giá này. Nhiều trong số đó đang giữ những vị trí lãnh đạo chủ chốt trong các cơ quan Nhà nước, các Viện nghiên cứu, các cơ sở kinh tế Nhà nước và tư nhân của Việt Nam.
Ông Cường cho biết: "Nhìn rộng ra, các chương trình hợp tác về giáo dục hay hợp tác về y tế giữa hai nước vào đầu những năm 1990 có thể coi là những bước khai phá quan trọng theo kênh chúng ta vẫn gọi là ngoại giao nhân dân, góp phần phá vỡ tảng băng, phá vỡ những nghi kỵ để hai nước tiến tới thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ vào năm 1995".
Tại thời điểm ông Cường còn giữ vai trò đại sứ ở Mỹ, đã có khoảng 16.000 du học sinh Việt Nam tại khắp các bang. Trong 5 năm qua, con số này đã tăng gấp đôi, hơn 30.000, đưa Việt Nam thành quốc gia gửi học sinh sang Mỹ đông nhất trong các nước thuộc ASEAN.
"Số du học sinh này, cùng với các du học sinh Việt Nam ở nhiều nước khác nhau trên thế giới là nguồn lực rất quan trọng cho sự phát triển của đất nước trong tương lai",ông Cường nhận định.
Sau sự kiện bình thường hóa quan hệ hai nước năm 1995, các vấn đề hậu chiến vẫn còn hết sức nhạy cảm, là vết thương nhức nhối không chỉ với người Việt Nam mà còn với người Mỹ.
Đáp lại sự giúp đỡ tích cực của Việt Nam trong chương trình Tìm kiếm tù binh và người Mỹ mất tích trong chiến tranh (POW/MIA), phía Mỹ cũng đã thiện chí giải quyết các di sản chiến tranh ở Việt Nam bao gồm chất độc da cam/dioxin và bom mìn, vật nổ còn sót lại.
Theo lời cựu Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Cường, khắc phục hậu quả chiến tranh đã trở thành một trong những chương trình lớn của quan hệ Việt - Mỹ trong hơn 20 năm qua và là điểm sáng giúp hai cựu thù trong quá khứ có thể gọi nhau là bạn bè, đối tác như hiện tại.
Thượng nghị sĩ Patrick Leahy là một trong những nhân vật có đóng góp quan trọng nhất ở phía Mỹ nhằm giải quyết vấn đề khắc phục hậu quả chiến tranh tại Việt Nam. Ông đến Việt Nam lần đầu tiên năm 1996 để gặp và thảo luận với các bên liên quan về cách thức mà Mỹ và Việt Nam có thể tiến hành để rà phá bom mìn, vật nổ còn sót lại. Sau này, khi đã trở thành Chủ tịch Thượng viện Mỹ, ông Leahy nhiều lần quay trở lại Việt Nam để thúc đẩy các nỗ lực giải quyết di sản chiến tranh, mà ông từng bắt đầu vào năm 1996.
Thật ra ông bắt đầu các nỗ lực hỗ trợ người khuyết tật ở Việt Nam kể từ khi Tổng thống Bush (cha) còn đương chức. Vào thời điểm đó, ông tập trung chủ yếu vào nạn nhân của bom mìn còn sót lại sau chiến tranh. Năm 1989, Quỹ Nạn nhân Chiến tranh Partrick Leahy trở thành chương trình hỗ trợ đầu tiên của Mỹ cho người dân Việt Nam thời kỳ hậu chiến. Kể từ đó, Quỹ Leahy đã giúp đỡ hàng ngàn nạn nhân chiến tranh Việt Nam, những người bị mất chân, tay, có thể đi lại và tự lập thông qua việc trao tặng tay chân giả, xe lăn và các khóa dạy nghề.
Khi còn là đại sứ Việt Nam tại Mỹ (2011 - 2014), ông Nguyễn Quốc Cường đã gặp thượng nghị sĩ Patrick Leahy và được nghe kể một câu chuyện xúc động. Đó là lần ông Leahy sang Việt Nam để tặng xe lăn cho những người khuyết tật do bom mìn. Tại buổi lễ hôm đó, có một thanh niên bị cụt hai chân đề nghị được ông bế lên xe lăn.
Cảm giác đầu tiên khi bế người thanh niên đó lên là hụt hẫng, bởi vì người Việt Nam vốn thấp bé nay bị mất hai chân nên trở nên rất nhẹ, khiến ông Leahy tưởng chừng như không có kí lô nào cả. Rồi thì người thanh niên đó kéo nhẹ cổ áo của ông Leahy lại. Ông giật mình, ngỡ mình đã làm điều gì thất thố. Nhưng hóa ra người thanh niên quàng cánh tay còn lại lên cổ ông để nói cảm ơn.
"Ông Patrick Leahy nói với tôi rằng cả đời không bao giờ có thể quên được nghĩa cử đó của người thanh niên Việt Nam", Đại sứ Quốc Cường kể lại.
Khi kết thúc nhiệm kỳ ở Mỹ, ông Cường có đến chào từ biệt ông Leahy. Vị chính trị gia Mỹ cảm ơn những đóng góp của Đại sứ Cường trong việc phát triển quan hệ song phương giữa hai nước, đặc biệt là sắp xếp chuyến thăm lịch sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Đồng thời, ông cũng đánh giá đại sứ Cường là một đại sứ xuất sắc của Việt Nam tại Mỹ.
"Lúc đó, tôi cảm ơn những lời đánh giá, động viên của ông Patrick Leahy. Tuy nhiên, tôi có nói với ông ấy rằng người đại sứ xuất sắc nhất của Việt Nam tại Mỹ chính là người thanh niên cụt chân đã quàng tay lên cổ ông Leahy để cảm ơn cách đây nhiều năm trước. Nghe thấy thế, ông ấy rất xúc động, đứng lên bắt tay, ôm tôi và bảo rằng: 'Ông nói rất đúng!'".
Đại sứ Cường kể thêm rằng khi còn làm Phó Chủ tịch Ủy ban chuẩn chi ngân sách Quốc hội Mỹ và Chủ tịch thượng viện Mỹ, thượng nghị sĩ Patrick Leahy luôn nói với trợ lý thân cận Tim Rieser - một người cũng có nhiều tình cảm với Việt Nam - rằng luôn luôn phải nhớ dành ra một khoản hằng năm cho việc giải quyết hậu quả chiến tranh tại Việt Nam.
Thượng nghị sĩ Patrick Leahy có mối quan hệ rất thân thiết với một phụ nữ Việt, đó là chị Nguyễn Thu Thảo - cựu Trưởng đại diện Quỹ Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam(VVAF) bởi hai người cùng có mối quan tâm chung đặc biệt trong trong các vấn đề giải quyết hậu quả chiến tranh tại Việt Nam.
Ngày 16-9-2010, trong bài phát biểu tại Thượng viện Mỹ, ông Leahy đã nhấn mạnh vai trò của VVAF, mà ở đó chị Thảo nắm giữ một trong những vị trí chủ chốt, là "không thể thiếu" trong việc thực hiện các nỗ lực này tại Việt Nam.
Cơ duyên khiến chị Thảo chọn con đường đóng góp hàn gắn vết thương chiến tranh cũng rất tình cờ. Đúng vào ngày cưới của chị (17-11-2000), cả gia đình chị dán mắt vào màn hình theo dõi bài phát biểu của Tổng thống Bill Clinton tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông là tổng thống Mỹ đầu tiên thăm Việt Nam thời hậu chiến. "Chúng tôi mong muốn tăng cường các chương trình hợp tác với Việt Nam trên mọi lĩnh vực. Chúng tôi muốn tiếp tục chương trình rà phá bom mìn vật nổ", tuyên bố của ông Clinton ngay lập tức thu hút được sự chú ý của chị Thảo.
Cùng thời điểm chuyến thăm của Tổng thống Bill Clinton, Quỹ Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam (VVAF) - tổ chức từng nhận được giải Nobel Hòa bình năm 1997 cho chiến dịch chống sử dụng mìn sát thương trên toàn thế giới, khởi động một số khảo sát về vật nổ chiến tranh còn sót lại với sự hợp tác cùng Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Tò mò về sứ mệnh của tổ chức VVAF, chị Thảo quyết định nộp đơn làm việc cho VVAF dù đang là cán bộ dự án dân tộc thiểu số của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại Hà Giang. "Cho dù chỉ mới có một chút hiểu biết về bom mìn ở quê hương mình thôi, nhưng tham gia dự án này sẽ cho mình cơ hội được hiểu thêm về hậu quả của cuộc chiến tranh ở Việt Nam từ một góc nhìn khác - của những người bên kia chiến tuyến và ảnh hưởng của nó để lại cho đời sống của người dân Mỹ", chị Thảo nhớ lại động lực đã thúc đẩy mình nộp đơn.
Năm 2004, chị Thảo lên đường sang Mỹ với học bổng Fulbright cho ngành quan hệ quốc tế cùng một nguyện vọng duy nhất: trường nào cũng được, miễn là ở Washington DC, nơi đặt trụ sở chính của VVAF. Ban ngày chị đi làm việc ở trụ sở chính của VVAF, ban đêm đến trường và thường xuyên tháp tùng Chủ tịch VVAF là ông Bobby Muller trong những buổi gặp mặt của chính giới và học giả địa phương cũng như nghe những buổi điều trần liên quan đến Việt Nam ở Thượng viện và Hạ viện Mỹ.
Ròng rã một năm rưỡi ở xứ cờ hoa, chị Thảo kết thúc chương trình học và trở về Việt Nam. Và một nhiệm vụ mới được mở ra. Một ngày giữa năm 2006, ông Bobby Muller gọi chị Thảo đến để đưa ra đề xuất: "Hãy bắt đầu chương trình xử lý chất độc màu da cam tại Việt Nam".
Nhờ vào sự thúc đẩy của ông Leahy và trợ lý Rieser, tháng 5-2007, Chính phủ Mỹ tuyên bố sẽ cung cấp 3 triệu USD "cho các hoạt động khắc phục hậu quả về môi trường và sức khỏe ở những khu vực bị ô nhiễm dioxin ở Việt Nam".
Từ 3 triệu USD ban đầu, cho đến nay, phía Mỹ đã chi hơn 100 triệu USD cho việc tẩy độc Sân bay Đà nẵng và cam kết dành 300 triệu USD cho tẩy độc Sân bay Biên Hòa. Ngoài ra, từ năm 1989, 125 triệu USD đã được Chính phủ Mỹ dành cho chương trình hỗ trợ người khuyết tật tại Việt Nam, giúp đỡ khoảng hơn 1 triệu người.
Trong 25 năm qua, Việt Nam và Mỹ đã ghi dấu một chặng đường từ cựu thù đến đối tác trong nhiều lĩnh vực. Trước những thách thức đương đại, hai nước sẽ chọn cách đối diện như thế nào để cùng nhau vượt qua khó khăn và thắt chặt mối quan hệ bằng hữu?
Tuổi Trẻ có cuộc trò chuyện với Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink để cùng nhìn lại quá khứ và xem xét những triển vọng tương lai cho quan hệ song phương đầy đặc biệt này.
25 năm qua, từ cựu thù trong quá khứ, Việt Nam và Mỹ ngày nay đã có thể gọi nhau là bạn bè. Ông suy nghĩ gì về tiến trình này? Liệu một phần tư thế kỷ có quá dài hay quá ngắn cho sự thay đổi này?
- 25 năm là quãng thời gian tương đối dài nếu nói về cuộc đời của một con người.
Tuy nhiên, tôi cảm thấy ngạc nhiên khi Mỹ và Việt Nam có thể xây dựng quan hệ đối tác nhanh chóng và thành công đến như thế trong thời gian qua. Và chúng ta cần cảm thấy tự hào về điều đó.
Giữ những phẩm chất này, sẽ không có gì hai nước chúng ta không thể làm được. Những con số thống kê sẽ cho chúng ta thấy Việt Nam và Mỹ đã đi được quãng đường dài thế nào.
Từ chỗ không có quan hệ kinh tế, ngày nay giá trị thương mại giữa hai nước đã đạt 77 tỉ USD.
Từ chỗ không có quan hệ an ninh, ngày nay, tôi có thể tự tin mà nói rằng Việt Nam là một trong số những đối tác quốc phòng quan trọng nhất của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trong vòng 5 năm qua chúng ta có 3 Tổng thống Mỹ đến thăm Việt Nam và hai cuộc viếng thăm cấp lãnh đạo của Việt Nam đến Mỹ. Hợp tác trong lĩnh vực nhân đạo và khắc phục hậu quả chiến tranh vẫn đang được tiếp tục.
Hàng năm, nước Mỹ đón khoảng 30.000 du học sinh từ Việt Nam, nhiều nhất trong số các nước thuộc khối ASEAN.
Nếu cần một minh chứng rõ ràng cho tiến trình mà hai bên đã trải qua, chúng ta hãy nhìn lại tháng 2-2019 khi Việt Nam trở thành nơi tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều. Sự lựa chọn đó được đưa ra bởi lòng tin vào khả năng của Việt Nam. Và Việt Nam đã minh chứng cho cả thế giới thấy trách nhiệm của một nước chủ nhà, đồng thời, trở thành ví dụ mạnh mẽ cho cầu nối hòa bình.
Ông có so sánh quãng thời gian 25 năm trong quan hệ Việt - Mỹ với cuộc đời một con người. Ở tuổi 25, người ta thường nói đến sự chênh vênh khi đứng trước nhiều sự lựa chọn. Trong quan hệ Việt - Mỹ, giữa lúc thời thế bấp bênh như hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức và cơ hội gì, thưa ông?
- Tôi nghĩ rằng cơ hội và thách thức luôn song hành. Là người lạc quan, tôi nghĩ mình chỉ nên tập trung nhìn vào cơ hội mà hai nước có thể tiếp tục thúc đẩy các lợi ích chung.
Chúng tôi đang nhận thấy nhiều cơ hội kinh doanh ở Việt Nam, trong các lĩnh vực mà Mỹ có năng lực, có thể kể đến năng lượng, y tế, công nghệ thông tin, phát triển cơ sở hạ tầng, vận tải và dịch vụ số.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều rào cản như vấn đề thuế, minh bạch trong chính sách và cách thức Việt Nam phát triển dịch vụ số như thế nào sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát triển tiềm năng của các bạn.
Trên phương diện an ninh, quan điểm và lợi ích của chúng ta về vấn đề Biển Đông gần như là song trùng. Hai nước đều mong muốn duy trì ổn định, hòa bình và thượng tôn pháp luật trong khu vực. Tôi nghĩ rằng việc chia sẻ những giá trị chung đó sẽ tạo nên nền tảng vững chắc và góp phần thúc đẩy các hợp tác trên Biển Đông, khu vực sông Mekong và ngay cả quá trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Ông bắt đầu sự nghiệp ngoại giao vào năm 1994 - một năm trước khi Việt Nam và Mỹ chính thức bình thường hóa quan hệ. Hình ảnh Việt Nam trong mắt người dân Mỹ thời đó như thế nào và cá nhân ông thấy những ấn tượng đó đã thay đổi ra sao trong 25 năm vừa qua?
- Những ngày đầu của sự nghiệp, tôi cảm thấy một sự phấn khích và tràn đầy hi vọng trong suốt thời gian Việt Nam và Mỹ rục rịch thiết lập quan hệ ngoại giao. Bao trùm quanh cảm giác đó là niềm tin vào "một khởi đầu mới" cho đôi bên.
Tôi cảm thấy hạnh phúc khi được sống qua những ngày tháng đó và may mắn khi được bổ nhiệm làm Đại sứ ở Việt Nam.
Đối với phần đông người Mỹ, khi nghĩ đến đất nước các bạn, điều đầu tiên hiện lên trong đầu họ là chiến tranh. Và tôi tự hào khi nghĩ rằng mình là một trong hàng triệu người Mỹ biết được Việt Nam là một đất nước tươi đẹp với những con người hào hiệp và tài năng.
Đối với tôi, đó là sự thay đổi lớn nhất.
Trong suốt 3 năm tại đây và trước đó là quá trình công tác về vấn đề Việt Nam cho Washington, tôi nhận thấy Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng và có năng lực nhất mà chúng tôi có trong khu vực, nếu không nói là trên cả phạm vi toàn thế giới.
Chúng tôi thực sự trân trọng điều đó.
Tổng thống Mỹ Bill Clinton tuyên bố chính thức bình thường hóa quan hệ với Việt Nam
Kinh tế Việt Nam đang dần lấy lại động lực sau quãng thời gian ngưng trệ bởi đại dịch COVID-19. Việt Nam thời gian qua cũng đã ký nhiều hiệp đinh tự do thương mại thế hệ mới, đồng thời, nâng cao các quy chuẩn về điều kiện lao động. Ông có gợi ý gì cho Việt Nam trong việc thúc đẩy đầu tư, đặc biệt là từ phía Mỹ, và gia tăng lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh hiện nay?
- Về kinh tế, Việt Nam đã có một sự phát triển vượt bậc. Ngân hàng Thế giới đã xếp Việt Nam là nền kinh tế phát triển nhanh thứ hai toàn cầu trong 20 năm qua và có nhiều triển vọng trong 20 năm tới.
Đất nước của các bạn có rất nhiều cơ hội. Điều Việt Nam cần làm để thu hút đầu tư nước ngoài và tiếp tục vai trò là một đối tác tin cậy là tạo ra những chính sách ổn định về mặt pháp chế và quan tâm đến bảo vệ môi trường để thu hút sự chú ý của các công ty vào Việt Nam.
Các công ty Mỹ luôn đưa ra nhũng quyết định độc lập cho việc đầu tư vào nơi nào chứ không đơn giản là làm những gì chính phủ bảo. Điểm thu hút của Việt Nam nằm ở tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng, sự ổn định chính trị và nguồn nhân lực được thụ hưởng một nền giáo dục tốt.
Chúng tôi nghĩ rằng Việt Nam nên giữ động lực đó và tiếp tục bảo vệ danh tiếng của mình, giảm bớt rào cản thuế ở một số ngành nhất định cũng như gia tăng các dịch vụ số và thúc đẩy tiến tới Cách mạng công nghiệp 4.0.
Căng thẳng trên Biển Đông đang ngày càng leo thang. Sự hợp tác của Việt Nam và Mỹ sẽ diễn ra như thế nào để đảm bảo quyển và lợi ích chính đáng của các bên liên quan trên vùng biển này?
- Đó không chỉ là vấn đề của riêng Mỹ hay Việt Nam mà còn là mối quan tâm chung của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Chúng ta chia sẻ các giá trị, tôn trọng luật pháp quốc tế, thượng tôn pháp luật, tự do hàng hải, tự do vùng trời, thăm dò và khai thác hợp pháp tài nguyên thiên nhiên cũng như có niềm tin vào Biển Đông ổn định.
Chúng tôi đang làm việc hết sức để đạt được mục tiêu đó.
Thật đáng thất vọng và phiền lòng khi Trung Quốc lợi dụng tình hình dịch bệnh để hung hăng đề ra yêu sách vô lý trên Biển Đông.
Các nước chia sẻ những giá trị sẽ cùng nhau làm việc để đảm bảo công lý được thực thi trên Biển Đông, trong đó ASEAN có vai trò đặc biệt quan trọng.
Mỹ đang hỗ trợ những người bạn của mình nhằm nâng cao năng lực hàng hải. Điều này rất quan trọng, bởi lẽ khi các nước hiểu được rằng điều gì đang diễn ra với lãnh thổ của họ, họ cần đấu tranh để thay đổi điều đó.
Biển Đông có vai trò không thể thiếu trong kinh tế toàn cầu và những gì đang xảy ra tại đây có ảnh hưởng rất lớn đến an ninh và kinh tế trong khu vực.
Khi nhắc đến những người phá băng cho quan hệ Việt - Mỹ, người ta thường nhớ đến cựu thượng nghị sĩ John McCain hay cựu ngoại trưởng John Kerry. Hai nhân vật này, một người đã mất, người còn lại đã rời xa chính trường. Theo ông, đâu là thế hệ kế cận sẽ thúc đẩy cho mối quan hệ này?
- Đây là một câu hỏi quan trọng mà chính chúng tôi cũng thường đặt ra cho mình. Tôi không có nghi ngờ gì rằng chính quyền Mỹ, cho dù là bất kể ai đi chăng nữa sẽ tiếp tục làm sâu đậm hơn mối quan hệ với Việt Nam. Tôi không có thẩm quyền để chỉ định ai sẽ là người tiêp theo phụ trách các vấn đề Việt Nam.
Hãy nhìn vào những chính khách Mỹ đã đến đây trong hơn hai năm vừa qua. Có ít nhất 11 thượng nghị sĩ Mỹ đã thăm đất nước của các bạn với sự dẫn dắt của cựu chủ tịch thượng viện Patrick Leahy.
Tất cả họ đều tỏ ý mong muốn trở thành những người ủng hộ nhiệt thành cho quan hệ hai nước, có thể kể đến các ông Tim Kaine, Tom Udall, Rob Portman và nhiều cái tên khác.
Điều này có được là nhờ những nỗ lực của thượng nghị sĩ Patrick Leahy trong việc tạo dựng nền móng cho quan hệ Việt - Mỹ qua nhiều thập kỷ.
Đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng từng đến Việt Nam 2 lần.
Tôi không biết rằng liệu có quan trọng khi có một hoặc hai chính khách ở Mỹ đứng ra nhận mình là chất xúc tác cho quan hệ hai nước hay không.
Điều quan trọng hơn là có sự đồng lòng từ phía chính quyền và nhân dân Mỹ, giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hoà trong việc tiếp tục vun vén cho mối quan hệ này.
Tuần rồi, tôi cùng ba vị nguyên Đại sứ Việt Nam tại Washington DC là anh Lê Bàng, anh Lê Công Phụng, và anh Phạm Quang Vinh có buổi ăn tối thân mật với đương kim Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink.
Cuộc trò chuyện xoay quanh những trải nghiệm của chúng tôi ở hai nước trên cương vị những nhà ngoại giao và cùng nhau đưa ra những đánh giá về tương lai mối quan hệ này.
Một điều thú vị là tất cả chúng tôi đều có chung cảm nhận rằng 25 năm qua Việt Nam và Mỹ đã có những bước tiến thật dài. Từ cựu thù, hai bên từng bước hàn gắn để phát triển thành quan hệ đối tác toàn diện - những điều mà hơn hai thập kỷ trước vẫn còn quá khó để hình dung.
Những con số thống kê ấn tượng về kinh tế, thương mại, đầu tư; sự hợp tác về chính trị ngoại giao, quốc phòng và sự phối hợp trong những vấn đề liên quan an ninh khu vực là minh chứng rõ ràng cho những nỗ lực đáng tự hào mà chúng ta đã xúc tiến cùng nhau.
Tôi đặc biệt chú ý đến câu chuyện mà ông Đại sứ Mỹ chia sẻ với báo giới Việt Nam nhân dịp này, rằng những chuyến đi khiến ông cảm thấy xúc động nhất là khi đến viếng thăm Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Trường Sơn và gặp gỡ với những cựu binh Việt Nam, cùng nắm tay họ bước đi trên cầu Hàm Rồng, nơi xưa kia là địa bàn giao tranh ác liệt.
Đó là hành động mang tính biểu tượng nhưng đồng thời cũng đã cho chúng ta thấy niềm tin giữa hai nước đã được vun vén trong 25 năm qua như thế nào. Và chúng ta có quyền nhìn vào đó để hi vọng về những gì hai nước có thể làm cùng nhau trong những năm tiếp theo.
Phía Mỹ mới đây đã tuyên bố sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong việc tìm kiếm bộ đội mất tích và giải quyết hậu quả chiến tranh. Đối với tôi, đó là những tín hiệu rất đáng hoan nghênh, giúp rải đường cho hai nước đi đến một tương lai tươi sáng hơn nữa.
Buổi trò chuyện thân mật cũng là lúc chúng tôi nhìn lại những dấu mốc đáng nhớ trong quan hệ hai nước mà mình có cơ hội chứng kiến. Trong nhiệm kỳ đại sứ của tôi (2011-2014), chuyến thăm chính thức Mỹ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang năm 2013, đã mở ra một giai đoạn mới qua quan hệ Việt - Mỹ. Từ đây, hai nước đã có thể gọi nhau bằng cái tên "đối tác toàn diện".
Trong tuyên bố chung Việt - Mỹ nhân chuyến thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang, nguyên tắc "tôn trọng thể chế chính trị" đã được tô đậm, cùng các nguyên tắc khác như "tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế" và "tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau", trở thành kim chỉ nam cho mối quan hệ này.
7 năm qua, những quyết tâm cao độ của lãnh đạo hai nước trên cơ sở tôn trọng các lợi ích chung đã bồi đắp thêm cho niềm tin vào mối quan hệ Việt - Mỹ và tạo động lực cho những hợp tác thực chất hơn.
Tôi đồng ý với quan điểm của ngài Đại sứ Mỹ rằng không quá quan trọng cái nhãn chúng ta đặt cho mối quan hệ này là gì, Đối tác toàn diện hay Đối tác chiến lược. Điều chúng ta bận tâm hơn là làm thế nào để mối quan hệ đó dẫn tới những thành tựu mới, thực chất và hiệu quả hơn nữa trong tương lai.
Nhìn lại 25 năm qua, chúng tôi - những người từng và đang làm cầu nối cho quan hệ đặc biệt này - càng thêm tin tưởng rằng những gì chúng ta đã đạt được chỉ mới là bước khởi đầu.
Tương lai ắt hẳn còn nhiều khó khăn, nhưng nếu vẫn giữ được lòng tin và sự kiên định với các giá trị đã được hai bên thống nhất, chúng ta sẽ còn cùng nhau chứng kiến những bước tiến dài hơn nữa.
Kết quả quan trọng thứ nhất trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản là quan hệ chính trị - ngoại giao, quốc phòng - an ninh đạt được sự tin cậy chính trị và sự ủng hộ cao của Chính phủ và nhân dân, nhất là của lãnh đạo cấp cao hai nước.
Quan hệ chính trị - ngoại giao giữa hai nước vận động và phát triển theo tiến trình từ thấp đến cao, phù hợp với đặc điểm, tình hình thế giới, khu vực và của mỗi nước. Tháng 4-2002, Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ “Đối tác tin cậy, ổn định lâu dài”. Tháng 10-2006, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản tiếp tục có bước tiến mới sau khi hai bên ký Tuyên bố chung “Hướng tới quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á”. Với quyết tâm thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện, tháng 4-2009, hai nước chính thức nâng quan hệ lên tầm “Đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á”. Tháng 10-2010, lãnh đạo cấp cao hai nước ký các tuyên bố chung “Phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á” và đến tháng 11-2011 là “Triển khai hành động trong khuôn khổ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á”. Trên nền tảng quan hệ đối tác chiến lược, trong bối cảnh tình hình quốc tế mới, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã phát triển mạnh mẽ, toàn diện và thực chất, là cơ sở để tháng 3-2014, hai nước quyết định nâng cấp quan hệ lên thành “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á”. Đặc biệt, tháng 9-2015, nhân chuyến thăm Nhật Bản của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, hai nước đã ra Tuyên bố về “Tầm nhìn chung quan hệ Việt Nam - Nhật Bản”. Đây được coi là dấu mốc quan trọng đánh dấu giai đoạn phát triển mới toàn diện và tốt đẹp chưa từng có của mối quan hệ song phương Việt Nam - Nhật Bản trên tất cả các lĩnh vực.
Quan hệ chính trị - ngoại giao giữa hai bên luôn được củng cố và mở rộng, ngày càng đi vào thực chất, có sự tin cậy cao thông qua các hoạt động giao lưu, tiếp xúc cấp cao thường xuyên, cũng như các cơ chế đối thoại giữa các bộ, ngành, địa phương. 30 năm qua, lãnh đạo cấp cao hai nước thường xuyên duy trì các chuyến thăm lẫn nhau. Thực tế cho thấy vị trí, tầm quan trọng của mỗi nước trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, được xem là những điểm nhấn, những sự kiện, biểu hiện sinh động, ý nghĩa và là thành quả của cả tiến trình vận động và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp giữa hai nước.
Hợp tác giữa hai Đảng, hai Quốc hội được tăng cường thông qua trao đổi đoàn cấp cao, giữa các ủy ban chuyên môn, các cơ chế đối thoại được hai nước duy trì hiệu quả. Hai bên phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương của khu vực và quốc tế, như: Liên hiệp quốc, WTO, ASEAN, ASEM, APEC, ARF, GMS... Hai bên tích cực phối hợp trong các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, thúc đẩy liên kết kinh tế, tự do hóa thương mại thông qua việc ký kết và thực thi CPTPP, RCEP...
Hợp tác quốc phòng - an ninh được hai nước quan tâm đẩy mạnh, nhằm đáp ứng hiệu quả với các cam kết Bản ghi nhớ hợp tác quốc phòng - an ninh Việt Nam - Nhật Bản, Tuyên bố Tầm nhìn chung chung về hợp tác quốc phòng hướng tới thập niên tiếp theo giữa hai Bộ Quốc phòng (tháng 4-2018) và kết quả Đối thoại chính sách quốc phòng lần thứ 8 (tháng 11-2021), các lĩnh vực hợp tác ngày càng được mở rộng, đi vào chiều sâu, thực chất. Theo đó, hai bên nhất trí tích cực thúc đẩy và trao đổi quốc phòng trên cơ sở phù hợp với luật pháp quốc tế cũng như luật pháp, quy định và chính sách quốc gia của mỗi nước.
Hai bên thường xuyên trao đổi đoàn các cấp thăm lẫn nhau, tiến hành đối thoại chính sách quốc phòng định kỳ cấp thứ trưởng, đào tạo nhân lực, trao đổi thông tin, đẩy mạnh hợp tác công nghiệp quốc phòng, an ninh mạng, hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa, chuyển giao các thiết bị quốc phòng, tham gia hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên hiệp quốc, đào tạo, quân y, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, hợp tác tại các diễn đàn quốc phòng quốc tế và khu vực; đồng thời hợp tác chặt chẽ trên các diễn đàn song phương và đa phương nhằm kết nối một cách hiệu quả khuôn khổ hợp tác khu vực, nhất là trong Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+)…
Kết quả quan trọng thứ hai là quan hệ hợp tác trên lĩnh vực kinh tế đạt nhiều kết quả tích cực trên cơ sở bảo đảm tính tương hỗ và phát huy lợi thế của nhau; lĩnh vực hợp tác được xem là nổi bật nhất, thước đo hiệu quả của mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản.
Từ năm 1992, Nhật Bản luôn giữ vững vị trí là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam về kinh tế, luôn sát cánh cùng Việt Nam trong công cuộc đổi mới, trở thành nước cung cấp vốn ODA lớn nhất, vốn FDI lớn thứ hai và đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam. Trong lĩnh vực thương mại, kim ngạch xuất - nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản không ngừng tăng, kể từ khi hai nước dành cho nhau quy chế thuế suất tối huệ quốc (năm 1999). Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) chính thức có hiệu lực vào tháng 10-2009 đánh dấu bước ngoặt mới trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước, cùng với các khuôn khổ và hành lang pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước ngày càng phát triển. Nếu như năm 1992, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 1,3 tỷ USD, năm 2002 đạt 4,9 tỷ USD, đến năm 2012 đã tăng lên 24,7 tỷ USD và đặc biệt năm 2022 đã đạt đến 47,6 tỷ USD; cán cân thương mại tương đối cân bằng, khoảng 0,8 tỷ USD nghiêng về phía Việt Nam (1). Sự cân bằng trong quan hệ thương mại giữa hai nước cho thấy quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã trở thành kiểu mẫu cho mối quan hệ hữu nghị, lợi ích cân bằng, hài hòa, tạo nền tảng vững vàng cho sự hợp tác bền vững về kinh tế thương mại của hai nước.
Về hợp tác đầu tư, hoạt động đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam phát triển mạnh mẽ và không ngừng tăng lên, đưa Nhật Bản trở thành một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất trên 57/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Nếu như năm 2002 có 48 dự án với 102 triệu USD, thì đến năm 2012 đã có 317 dự án với 5,13 tỷ USD và lũy kế đến năm 2022 có 4.978 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 68,89 tỷ USD (2), tập trung vào các lĩnh vực như sản xuất, chế tạo, xây dựng và kinh doanh bất động sản..., với hai hình thức chính là 100% vốn nước ngoài và hình thức hợp đồng BOT. Kể từ khi nối lại việc cấp ODA cho Việt Nam năm 1992, ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam chiếm 30% tổng số vốn ODA của cộng đồng quốc tế cho Việt Nam, với số vốn cam kết khoảng 29,3 tỷ USD (3), được phân bổ trên tất cả các lĩnh vực chủ chốt.
ODA của Nhật Bản có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, thể hiện ở: (1) Thực hiện các dự án phát triển hạ tầng quy mô lớn, tạo ra động lực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững; (2) Hỗ trợ chuyển giao công nghệ tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực; (3) Gián tiếp hoặc trực tiếp tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư từ Nhật Bản. (4) Trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần xóa đói, giảm nghèo. Nguồn vốn ODA từ Nhật Bản góp phần quan trọng vào việc thực hiện ba đột phá chiến lược của Việt Nam, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển bền vững. Thông qua các nguồn vốn ODA của Nhật Bản, nhiều dự án của Việt Nam đã hoàn thành và đưa vào khai thác hiệu quả, trở thành biểu tượng sinh động cho quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước (4).
“Biết ơn” là đức tính tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà chắc chắn đã chạm vào trái tim của người Nhật qua dòng chữ được ghi trên tấm biển ở Cầu Nhật Tân “Cây cầu này được hoàn thành nhờ vào sự hợp tác của Nhật Bản. Chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn Nhật Bản”(5).
Sáng 16-12, tại Tokyo, trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - Nhật Bản và hoạt động song phương tại Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự tọa đàm với các tập đoàn kinh tế hàng đầu của Nhật Bản. Thủ tướng đề nghị các tập đoàn lớn của Nhật giúp Việt Nam tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA) thế hệ mới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Kết quả quan trọng thứ ba là hợp tác về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa - du lịch và hợp tác giữa các địa phương thường xuyên được duy trì, góp phần chia sẻ và thấu hiểu lẫn nhau, là cầu nối quan trọng và là biểu tượng sinh động của mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản.
Nhật Bản là một trong những nước viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Ngành Giáo dục và Đào tạo của Việt Nam. Nhiều văn bản hợp tác quan trọng giữa hai nước đã được ký kết. Từ năm 1992, Việt Nam đã cử nhiều tu nghiệp sinh đến Nhật Bản. Đến năm 2022, số lưu học sinh Việt Nam đang học tập tại Nhật Bản là trên 51.000 người, cao điểm năm 2017 có gần 70.000 người và hiện có khoảng 105.000 lao động, thực tập sinh, góp phần quan trọng vào thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực, giao lưu hiểu biết giữa nhân dân hai nước. Đến thời điểm hiện tại, số người Việt Nam đang sinh sống, lao động và học tập lên đến gần 500.000 người, trở thành cộng đồng người nước ngoài lớn thứ hai tại Nhật Bản, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Nhật Bản và là cầu nối quan trọng cho quan hệ hai nước... Từ năm 2006, Hiệp định giữa Chính phủ hai nước về khoa học - công nghệ đã được ký kết; đồng thời Nhật Bản tích cực hợp tác, hỗ trợ Việt Nam về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và sở hữu trí tuệ; khai thác và chế biến đất hiếm; dự án Phát triển cơ sở hạ tầng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc...
Điểm đặc biệt trong hợp tác lĩnh vực giáo dục và đào tạo giữa hai nước là Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và đào tạo cán bộ cấp chiến lược. Từ năm 2000, Chương trình Học bổng Phát triển nguồn nhân lực (JDS) được khởi động, hướng đến các cán bộ trẻ trong hệ thống chính trị Việt Nam, những người được kỳ vọng sẽ có nhiều đóng góp quan trọng cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, sau khi tốt nghiệp khóa học tại Nhật. Chương trình đã mang đến cho các cán bộ trẻ cơ hội học tập và nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực, như: Xây dựng thể chế để tăng cường phát triển, phát triển giao thông đô thị, phát triển nông nghiệp, nông thôn, bảo vệ môi trường, phát triển khung pháp lý cũng như cải cách hành chính công tại các cơ sở giáo dục cao học danh tiếng của Nhật Bản như Đại học Hitotsubashi, Nagoya, Tsukuba, Meiji, Kobe, Kyushu, Hiroshima, và International Christian. Tính đến năm 2013, có khoảng 363 cán bộ nhà nước Việt Nam đã nhận được học bổng nghiên cứu lấy bằng thạc sỹ tại Nhật Bản. Đến giai đoạn 2014-2017, mỗi năm Nhật Bản tiếp nhận 30 cán bộ Việt Nam sang Nhật Bản học tập thông qua nguồn vốn viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam, đạt 324 triệu yên (khoảng 3,3 triệu USD) (6). Hiện Chương trình này vẫn tiếp tục được triển khai và đạt nhiều kết quả.
Đối với cán bộ cấp chiến lược, tháng 8-2018, hai bên ký cam kết tổ chức bồi dưỡng, tập huấn ngắn và trung hạn cho 500 cán bộ lãnh đạo và cán bộ quy hoạch cấp chiến lược trong các cơ quan của Đảng và Chính phủ Việt Nam. Tại Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản (GRIPS), năm 2014-2019, đã có 100 cán bộ cấp chiến lược của Việt Nam sang học tập theo Đề án 165... Trong chương trình tăng cường quản trị nhà nước cho phía Việt Nam, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cũng triển khai dự án Xây dựng hoạt động nhà nước chuyên nghiệp và hiệu quả nhằm cải thiện môi trường kinh doanh để chia sẻ với các cán bộ trong Văn phòng Chính phủ và cơ quan liên quan những kinh nghiệm quản lý hành chính và những nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh của Nhật Bản, trong đó Chính phủ điện tử đóng vai trò then chốt.
Các hoạt động giao lưu văn hóa, du lịch, ngoại giao nhân dân thông qua các lễ hội thường niên, như: Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản, Lễ hội Nhật Bản tại Việt Nam, Lễ hội hoa anh đào Nhật Bản tại Việt Nam..., là những sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo nhân dân hai nước, góp phần tăng cường hiểu biết, tin cậy lẫn nhau. Hợp tác giữa các địa phương cũng được thúc đẩy mạnh mẽ, ngày càng sôi động với 37 “cặp địa phương” của hai nước đã ký kết thỏa thuận hợp tác. Một số lĩnh vực mới như nông nghiệp công nghệ cao, ứng phó với biến đổi khí hậu, môi trường... cũng hợp tác phát triển mạnh mẽ.
Những kết quả quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản 50 năm qua có ý nghĩa lịch sử không chỉ đối với Việt Nam và Nhật Bản cũng như mối quan hệ giữa hai nước, mà còn là đối với sự hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và quốc tế. Cố Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo từng chia sẻ: “Hiện nay, quan hệ hữu nghị giữa Nhật Bản và Việt Nam đang ngày càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết... Trình độ khoa học - công nghệ bậc cao của Nhật Bản góp phần vào sự phát triển của Việt Nam, nguồn nhân lực trẻ, ưu tú của Việt Nam cũng đóng góp cho nền kinh tế Nhật Bản, quan hệ giữa hai nước đã trở thành quan hệ giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau” và Nhật Bản và Việt Nam cùng chia sẻ những lợi ích chiến lược chung, là những đối tác nỗ lực vì hòa bình và thịnh vượng của khu vực”(7).
Năm 2023 đánh dấu 50 năm kể từ khi Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao, đồng thời cũng là thời điểm quan hệ hai nước chuẩn bị bước sang một giai đoạn mới. Từ lịch sử quan hệ hữu nghị lâu đời giữa hai nước, hai dân tộc, cùng với những thành quả đã đạt được trong quan hệ hai nước và vị trí, tầm quan trọng của nhau trong chính sách đối ngoại của mỗi nước, sự tin cậy về chính trị, tương hỗ về kinh tế, am hiểu về văn hóa..., nhất là với quyết tâm của các thế hệ lãnh đạo và nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân hai nước cùng với chủ trương “tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Nhật Bản và Việt Nam là phù hợp với lợi ích của nhân dân hai nước, của khu vực và thế giới (8) sẽ mở ra nhiều cơ hội và triển vọng tốt đẹp cho mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản.
Lãnh đạo hai nước Việt Nam - Nhật Bản đã khẳng định tiếp tục củng cố niềm tin, thắt chặt tình hữu nghị và nâng cao hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước; tiếp tục nỗ lực khai thác hiệu quả những tiềm năng hợp tác, xứng tầm quan hệ “Đối tác chiến lược sâu rộng, tin cậy vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á”, đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới.
(1) Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản, ngày 7-3-2023, http://infographics.vn/interactive-quan-he-thuong-mai-viet-nam-nhat-ban/116544.vna
(2) Thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam - Nhật Bản, ngày 16-2-2023, http://dangcongsan.vn/kinh-te/thuc-day-hop-tac-thuong-mai-dau-tu-viet-nam-nhat-ban-631725.html
(3) Nguyễn Hòa, Nhật Bản coi trọng các dự án ODA tại Việt Nam, ngày 15-2-2023, http://congthuong.vn/nhat-ban-coi-trong-cac-du-an-oda-tai-viet-nam-242578.html
(4) Sân bay: Tân Sơn Nhất, Nội Bài; Cầu: Thanh Trì, Nhật Tân, Bính, Bãi Cháy, Cần Thơ; Hầm đường bộ Hải Vân; Cảng Hải Phòng, Cái Lân, Tiên Sa, Cái Mép - Thị Vải; Bệnh viện: Bạch Mai, Chợ Rẫy; đường: Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Bến Lức - Long Thành, Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây; các tuyến đường sắt đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội...
(5) Hamada Kazuyuki, Cường quốc trong tương lai - Vẽ lại bản đồ thế giới năm 2030, NXB Thế giới, Hà Nội, tr.76-77.
(6) Nhật Bản sẽ giúp “bồi dưỡng” 500 cán bộ cấp chiến lược cho Việt Nam, ngày 7-5-2019, https://thanhnien.vn/nhat-ban-se-giup-boi-duong-500-can-bo-cap-chien-luoc-cho-viet-nam-185848067.htm
(7) Đặc san “Việt Nam - Nhật Bản: Đối tác chiến lược sâu rộng”, Báo Thế giới và Việt Nam, số tháng 8-2018, tr.12-13.
(8) Bài nói chuyện của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại cuộc gặp gỡ với đại diện các tầng lớp xã hội Nhật Bản, Tokyo, ngày 17-9-2015, tr.8, tr.11.
Mối quan hệ giữa Việt Nam và Cộng hòa Séc vẫn được phát huy theo chiều hướng tăng cường và thúc đẩy với sự cố gắng nỗ lực của cả hai bên.
Ngày 2/2/2020 là một dấu mốc quan trọng trong quan hệ giữa Việt Nam và Cộng hòa Séc khi hai nước kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Nhân dịp này, Phóng viên VOV phỏng vấn ông Hồ Minh Tuấn - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Cộng hòa Séc.
PV: Đại sứ đánh giá thế nào về quan hệ giữa Việt Nam và Cộng hòa Séc kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (2/2/1950) đến nay?
Đại sứ Hồ Minh Tuấn: Trong 70 năm qua, nhìn chung có thể nói quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Tiệp Khắc trước đây, Cộng hòa Séc hiện nay là mối quan hệ có truyền thống lịch sử hữu nghị, hợp tác toàn diện và ngày càng phát triển tốt đẹp.
Đến nay, rất nhiều công dân Việt Nam, người Việt Nam có cơ hội được học tập, lao động và sang Séc nghiên cứu.
Mối quan hệ này vẫn được phát huy theo chiều hướng tăng cường và thúc đẩy với sự cố gắng nỗ lực của cả hai bên. Năm 2017, Tổng thống Cộng hòa Séc Milos Zeman thăm Việt Nam, cũng trong năm 2017, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đi thăm Cộng hòa Séc. Tiếp đến, tháng 4/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sau 12 năm đã thực hiện chuyến thăm chính thức cấp sang Cộng hòa Séc.
Trên lĩnh vực hợp tác kinh tế thương mại, theo con số của Séc, năm 2019 vừa qua, tổng kim ngạch thương mại hai nước mới đạt gần 1,2 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Séc gần 1 tỷ USD. Nếu so với tổng số kim ngạch xuất nhập khẩu và tiềm năng của hai nước thì đây là con số rất nhỏ. Hợp tác trên các lĩnh vực khác hiện nay còn nhiều không gian để cho hai bên tăng cường phát triển.
PV: Năm 2020, Việt Nam và Cộng hòa Séc sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Đại sứ có thể cho biết một số hoạt động chính của năm kỷ niệm này?
Đại sứ Hồ Minh Tuấn: Năm 2020, hai nước sẽ tiến hành kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Hai bên đều xác định đây là một năm kỷ niệm, tất cả các chuỗi hoạt động sẽ diễn ra trong suốt cả 1 năm chứ không diễn ra tại một thời điểm nhất định.
Hiện nay, hai bên cũng đã trao đổi một số biện pháp để kỷ niệm sự kiện quan trọng này. Về mặt quan hệ chính trị, tiếp tục trao đổi các đoàn lãnh đạo cấp cao, và hiện nay cả Séc và Việt Nam đều đang hy vọng Thủ tướng Séc sẽ thăm Việt Nam trong năm 2020.
Nếu chuyến thăm được thực hiện thì sau 12 năm sẽ có chuyến thăm cấp Thủ tướng của Séc đến Việt Nam. Đây là chuyến thăm tôi cho rằng rất được mong đợi của cả hai bên vì có tác dụng thúc đẩy các mối quan hệ rất thiết thực trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế.
PV: Trong thời gian tới, Việt Nam và Cộng hòa Séc sẽ có những hoạt động cụ thể như thế nào để thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai bên trên tất cả các lĩnh vực đạt hiệu quả cao nhất, thưa Đại sứ?
Đại sứ Hồ Minh Tuấn: Năm 2020 sẽ có phiên họp lần thứ 7 của Ủy ban hợp tác kinh tế liên chính phủ Việt Nam – CH Séc tại Praha. Phiên họp này sẽ xác định các lĩnh vực và dự án cụ thể để thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại đầu tư giữa hai nước.
Trên lĩnh vực văn hóa, hai bên xác định đây là hoạt động rất sôi nổi, phía Việt Nam sẽ tổ chức tuần văn hóa Việt Nam và tổ chức một số đoàn văn công sang biểu diễn tại các địa phương của bạn phục vụ cho kiều bào ta ở đây.
Phía Séc muốn đưa giàn nhạc giao hưởng quốc gia hay đội tuyển bóng đá quốc gia sang Việt Nam thì các hoạt động này diễn ra rất sôi nổi. Đặc biệt trong năm 2020, phía Việt Nam sẽ mở đường bay thẳng Hà Nội – Praha do hãng hàng không Bamboo Airways thực hiện vào cuối quý 1, đầu quý 2 năm 2020. Đây là một trong những sự kiện rất có ỹ nghĩa xảy ra đúng vào năm kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Đối với Cộng hòa Séc thì một trong những mảng rất là sôi động trong kỷ niệm 70 năm đó là sự có mặt của gần 100.000 người Việt Nam tại Cộng hòa Séc. Lãnh đạo các tỉnh, thành của Séc đã cam kết tăng cường ngân sách và phối hợp với cộng đồng ta tại các địa phương và Đại sứ quán tổ chức các sự kiện Ngày Việt Nam hoặc giới thiệu văn hóa Việt Nam cho bạn bè quốc tế để làm sao tăng cường tình cảm và mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nhân dân hai nước.