Theo các nhà nghiên cứu, những người thường xuyên đi làm muộn không phải vì họ lười biếng, mà có thể do họ có quá nhiều việc và muốn hoàn thành một cách hoàn hảo nhất. Về mặt tâm lý, họ thuộc một trong hai kiểu người sau:
Theo các nhà nghiên cứu, những người thường xuyên đi làm muộn không phải vì họ lười biếng, mà có thể do họ có quá nhiều việc và muốn hoàn thành một cách hoàn hảo nhất. Về mặt tâm lý, họ thuộc một trong hai kiểu người sau:
Tính tổng giỏ hàng cam kết mua lại của cả VMI lẫn VH, thì số căn có cam kết mua lại khoảng 8.000 căn. Vì lẽ đó, việc mua lại để trả cam kết tối thiểu là điều mà cả VMI lẫn VH đều không mong muốn, điều đó chỉ xảy ra khi thị trường quá xấu mà thôi. Hơn ai hết cả VH lẫn VMI đều muốn thanh khoản BĐS sớm nhất có thể để trả lại lãi suất cũng như tiền gốc cho các NĐT. Do đó lãnh đạo VMI cam kết không can thiệp ghìm giá bán BĐS của các NĐT.
Đây là mức lãi suất an toàn, để trong trường hợp dù thị trường diễn biến xấu nhất VMI vẫn có đủ khả năng trả cam kết cho các SĐT. Hơn nữa đây chỉ là mức lãi tối thiểu, chứ mức kỳ vọng của một BĐS thấp tầng mang thương hiệu VH mà VMI phân phối là ít nhất 15%/năm thậm chí cao hơn.
• VMI sẽ đề xuất giá bán BĐS tại bất cứ thời điểm nào trong “Thời Hạn Đầu Tư” khi BĐS đáp ứng được điều kiện về lãi suất kỳ vọng tối thiểu là 15%/năm, và sẽ gửi thông báo đến các SĐT thông qua hệ thống quản lý online. Các NĐT sẽ trả lời đồng ý bán hoặc không, quyết định sẽ dựa vào tỷ lệ trên 50%. Sau đó BĐS sẽ được chào bán trên hệ thống, trường hợp không bán được thì BĐS sẽ tiếp tục được đề xuất bán vào năm sau.
• Trường hợp trên 50% không đồng ý bán, VMI sẽ để các NĐT tự quyết định giá và thời điểm chào bán. VMI sẽ hỗ trợ đăng bán trên hệ thống, đồng thời miễn trừ cam kết lợi nhuận tối thiểu cho BĐS này. Chính vì quy định này nên rất nhiều NĐT lo ngại bị các “tay to” thao túng giá. Tuy nhiên, như đã đề cập trước đó, tỷ lệ này khá nhỏ bởi vì các “tay to” sẽ có các chính sách ưu đãi tốt hơn rất nhiều nếu mua riêng.
• Hơn nữa, để hạn chế điều này VMI có quy định với các căn Vip1, Vip2 các NĐT chỉ được mua tối đa 5 SĐT mà thôi. Đây là quỹ căn có khả năng tăng giá tốt nhất và là mục tiêu dễ để các “tay to” nhắm đến nhất. Với các căn thường các NĐT được mua tối đa 24 SĐT.
• Và việc bán lại các BĐS này sẽ thông qua các sàn đại lý của VH với lực lượng Sales hùng hậu.
• VMI cam kết đồng hành cùng các NĐT không chỉ ở các sản phẩm tại VHOCP3, mà tương lai sẽ còn là các BĐS tại những đại dự án khác như Hạ Long Xanh, Cần Giờ…. Thêm vào đó, là uy tín của Chủ Tịch Tập Đoàn – ông P.N.V cho nên không có chuyện VMI lừa đảo chiếm dụng tài sản của các NĐT
• NĐT hoàn toàn có thể kiểm tra thông tin pháp nhân của VMI tại website chính thức của VH cũng như Sở Kế Hoạch Đầu Tư
Theo thông tin được công bố thì KH có quyền chuyển nhượng phần quyền sở hữu của mình cho người khác. Việc này sẽ phải thông qua một sàn giao dịch online do Vinhomes phát triển, cụ thể thế nào mình sẽ cập nhật sau.
Hoàn toàn hợp pháp, Luật chưa cấm thì mọi người dân đều có quyền làm. Tuy nhiên, hình thức sở hữu này Pháp Luật hoàn toàn chưa có quy định bảo hộ. Mọi tranh chấp sau này sẽ giải quyết Dân Sự
Một lần nữa, quay lại vấn đề niềm tin của NĐT. Còn phía VMI cũng cam kết không làm việc đó, và điều này cũng sẽ thể hiện rõ trong thỏa thuận liên kết đầu tư, cũng như trong bộ nguyên tắc đầu tư mà VMI cung cấp cho các NĐT.
Đây là 7 câu hỏi mà chắc chắn rất nhiều người đang quan tâm. Nói chung, nếu thị trường tốt mình tin là đã chẳng có Fantasy Home, người có 300 - 400tr cũng sẽ chẳng có cơ hội mà nghĩ đến việc mua một BĐS thấp tầng của Vinhomes. Thế nên, là cơ hội hay là cạm bẫy thì nó còn tùy đánh giá của mỗi người, hi vọng những thông tin mình cung cấp sẽ hữu ích.
Với sự tham gia của VMI, thì tin rằng thị trường thứ cấp của các dự án VH sẽ sôi động hơn rất nhiều, khi mà giờ đây thị trường này sẽ có thêm một lực lượng Sales lớn tham gia vào để bán các BĐS của VMI.
Nếu anh/chị nào sau khi tìm hiểu và muốn đầu tư vào loại hình này hãy tìm một bạn Sales nắm chắc thông tin sản phẩm để kiểm tra thêm thông tin rồi quyết định, như mình chẳng hạn.
Các văn bản liên quan đều đã được phía VMI công bố mẫu như:
• Thỏa thuận liên kết đầu tư
Nếu quân tâm anh/chị có thể liên hệ ngay các bạn Sales để nhận những văn bản mẫu này để tham khảo.
Ở bài viết trước mình cũng đã nói rõ các rủi ro mà NĐT có thể gặp.
VMI JSC sẽ đầu tư một số lượng nhất định các bất động sản sẵn có hoặc hình thành trong tương lai của Vinhomes, sau đó giá trị bất động sản đươc chia thành 50 phần và các khách hàng của VMI có thể tham gia đầu tư từng phần thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Các nhà đầu tư hợp tác với VMI JSC sẽ được công ty chứng nhận quyền tài sản và được phân chia lợi nhuận phát sinh từ quyền tài sản này tương ứng với tỷ lệ đầu tư.
Nhà đầu tư sẽ được hưởng toàn bộ lợi ích từ việc gia tăng giá trị của bất động sản trong thời gian đầu tư, đồng thời được VMI JSC cam kết mức lợi nhuận tối thiểu hàng năm để đảm bảo nhà đầu tư vẫn có thu nhập cố định trong trường hợp thị trường biến động bất lợi. Các chính sách hợp tác đầu tư sẽ được VMI JSC công bố công khai trên nền tảng thông tin bất động sản trực tuyến.
Nền tảng thông tin trực tuyến này sẽ hỗ trợ nhà đầu tư tìm kiếm thông tin đầu tư, trao đổi, tìm kiếm các nhà đầu tư khác và các thông tin tư vấn liên quan cũng như cách thức thực hiện giao dịch chuyển nhượng quyền tài sản dựa trên sự xác nhận của VMI JSC.
Nó gần giống kiểu áp dụng mô hình BỜ LÓC CHEN BĐS ĐÓ E NHỈ. KIỂU NHƯ GOM VỐN CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ NHỎ LẺ NHƯNG ĐÂY LÀ CÓ BDS THẬT ĐỂ ĐẢM BẢO TỪ CHÍNH CTY MẸ CŨ.
Hãy chờ xem sự thể thế nào. Tuy vậy anh nghĩ nó phụ thuộc mạnh mẽ vào TRUYỀN THÔNG VÀ HƯỚNG DƯ LUẬN RA SAO. CAM KẾT LỢI NHUẬN CÓ ĐÚNG ĐỦ ĐỀU HAY KO?
David Thanh Tran cty mẹ bán Bđs xong. Hết.
Có làm ăn thua lỗ phá sản, thì công ty con tuyên bố giải thể là nhà đầu tư lãnh đủ. Lời-lỗ tự chịu. (Cty mẹ ko liên quan)
Cam kết lợi nhuận là 1 cái Sọt để lùa nhà đầu tư vào thôi. Ko có ràng buộc về Pháp Luật hay luật lệ gì hết. Ko trả lợi nhuận theo Cam kết được thì Huỷ, nhà đầu tư ko có kiện cáo, dc bồi thường gì hết!
David Thanh Tran mục đích Tạo ra VMI là để bán Sph nhanh ("đem tiền về cho mẹ" ) + Huy động vốn hợp thức hoá. *Còn hiệu quả hay rủi ro thì cty con và nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm, lời ăn-lỗ chịu. Nhưng kết quả mấy công cty con của Vin Group thì cũng dễ đoán... Còn chưa rõ ai là người Có quyền quyết định vận hành Bđs này... ví dụ bạn nắm 26 (cổ) phần thì có được Quyền lấy Sử dụng ko? Hay chỉ VMI được quyền sử dụng... Chưa kể muốn bán lại, pháp lý cũng lằng nhằng, dễ kiện tụng...
David Thanh Tran em thấy nó giống kiểu mượn tiền trong dân với lãi suất hấp dẫn, cam kết bằng BĐS cây nhà lá vườn. Được cái tầm của V to, hàng đem ra cam kết cũng thuộc loại tốt, nên tâm lý đầu tư có thể sẽ tốt hơn so với các CĐT nhỏ trước đây. Nhưng trên đời này không có thứ gì an toàn tuyệt đối cả, phải chờ thời gian trả lời thôi anh.
Nếu a Vượng đem bđs đó cắm bank để vay vốn tiếp thì nó đúng là “tay không bắt 2 lần giặc”.
Mình cóp nhặt được comment này. Đồng quan điểm nên post lại
Bạn là tỉ phú V chủ tịch tập đoàn bđs X, khi bạn cần tiền trả nợ bank, bạn có thể làm như sau: - Mở một cái công ty ABC, lấy cái tên gì nghe thật kêu, như quản lý đầu tư bđs gì đó - Bạn góp vốn vào bằng cổ phiếu của tập đoàn X. Tức là bản chất bạn chẳng bỏ xu nào vào đó. Góp hẳn 90% vốn của công ty ABC luôn nghe cho nó uy tín. - Công ty ABC kêu gọi nhỏ lẻ bỏ tiền vào “đầu tư cùng với chủ tịch”. Nhưng nhỏ lẻ bỏ tiền thật. Còn bạn chẳng mất xu nào hết. - Công ty ABC lấy tiền nhỏ lẻ mua lại các dự án bđs ế, nợ bank của tập đoàn X. Tập đoàn X lấy tiền trả nợ bank - Kết thúc game: tập đoàn X giảm được nợ bank. Còn công ty ABC tới lúc hết game thì kêu bđs giảm, thua lỗ. Nhỏ lẻ khóc vì mất tiền. Bạn lúc đó cũng lên ti vi nói tui buồn hơn các bạn, vì 90% vốn tui ở đó mà. Tui lỗ nặng lắm. Để cho nhỏ lẻ đồng cảm.
Vậy đó. Khổ thân nhỏ lẻ suốt đời bị lừa
Ngoc Ha Nguyen đứng trên góc độ người đứng đầu DN thì cần phải có giải pháp tháo gỡ khó khăn chung về dòng tiền trong giai đoạn này. Cá nhân tớ nghĩ đây là nước đi hay và táo bạo của V, tuy nhiên tớ vẫn ám ảnh kha khá loại hình này trong quá khứ. Và thầm hi vọng với tên tuổi và tầm cỡ của V sẽ làm nó tốt hơn.
Ngoc Ha Nguyen cái trò này em khôg phải dân chuyên hay dân đầu tư em đọc em còn hỉu đc và ông lớn hay ông nhỏ gì khi đã lập cty nhỏ lấy tên này kia, lấy thương hiệu ra cũng chỉ để lùa rồi cty nhỏ báo thua lỗ
Ngoc Ha Nguyen đúng rồi, bản chất bên góp cổ phiếu, bên góp tiền thịt, vị thế nó đã khác nhau rồi :)))
Ông bà bảo ‘ một là đi làm thuê hai là đi làm chủ, ko nên hùn hạp gì’ nên mình đi làm môi giới. Haha. Chưa thấy cơ chế giám sát hoạt động của cty này. Chưa kể người lớn cũng là một cty niêm yết và gần như bán gần hết các tài sản đang sở hữu. Tiền mình thì Ít, mua gì vừa khả năng thôi.
Tìm lối đi mới thay cho dòng vốn trái phiếu bị kiểm soát. Tuy nhiên tính pháp lý thì rất yếu nhưng tính bảo đảm lại rất cao. Mua vì kỳ vọng và uy tín
Mô hình này lãi suất thấp và rủi ro cao. LÃI SUẤT THẤP: - Thứ nhất, lãi suất 7.5% cũng tương đương lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng trong dài hạn. Gửi ngân hàng thì gần như không có rủi ro, còn mô hình này có nhiều rủi ro, mình sẽ phân tích sau - Thứ hai, có 1 kênh đầu tư khác tương tự là: Trái phiếu doanh nghiệp. Trái phiếu doanh nghiệp cam kết lãi suất khoảng 10%/năm cao hơn 7.5% rất nhiều. Kênh trái phiếu doanh nghiệp đã có những khung pháp lý nhất định để bảo vệ nhà đầu tư
Có 3 tình huống xảy ra: + Bất động sản của Vin lỗ vốn: Trong tình huống này rủi ro sẽ đẩy về phía nhà đầu tư vì về cơ bản đây là hợp đồng góp vốn nên có lỗ thì NDT chịu + Bất động sản của Vin hòa vốn: Trong tình huống này, NDT bị ngâm vốn gần 5 năm. Chưa kể gửi tiền cho Vin thì dễ, lúc lấy lại tiền thì thủ tục rườm rà, chờ đợi mỏi mòn. Chưa kể nếu Vin kẹt tài chính thì phải trả góp từng tháng cho NDT, lúc đó tiền lắt nhắt về từng tháng ko làm ăn kinh doanh được gì + Bất động sản của Vin sinh lời: Trong tình huống này ví dụ Vin lời 30% giá trị căn hộ thì Vin sẽ "tử tế" chia lại cho NDT bao nhiêu? Vin chia lại 7.5% hay sẽ chỉ chia lại 1 phần của con số ví dụ 30%? Chốt lại là lời thì Vin hưởng phần lớn và "tử tế" chia lại cho NDT một phần. Còn lỗ thì NDT tự chịu, nếu "tử tế" hơn thì Vin trả lại tiền cho NDT. Chưa kể tiền đưa cho người ta thì dễ, đến lúc lấy lại khó như lên trời
- Thứ nhất, phải tin Vin đủ khả năng trả 7.5%/năm nếu quản lý tài chính tốt. Lãi suất này thấp hơn rất nhiều lãi ngân hàng. Nên coi như Vin huy động vốn làm dự án. - Thứ hai, phải tin Vin sẽ trả lãi cho NDT đúng theo cam kết kể cả Vin thua lỗ - Thứ ba, phải tin Vin sẽ chia lại con số nhiều hơn 7.5% trong tình huống Vin có lợi nhuận - Thứ tư, phải tin Vin sẽ không lấy tiền NDT mua đất, xong lấy đất cắm ngân hàng. Huy động vốn 2 đầu - Thứ năm, phải tin VMI sẽ tồn tại được 5 năm kể cả không có thêm NDT nào mới CHUNG QUY LẠI VẪN LÀ TIN VÀO SỰ TỬ TẾ CỦA VIN
Money Game thôi, thời buổi khó khăn NĐT nên tỉnh táo. Sổ cầm trên tay còn chưa chắc ăn chứ nói chi là cầm mỗi tờ giấy. Hình thức này khác gì trái phiếu đâu :))))
Cũng hay mà. Món này có lâu rồi mà giờ Vin mới nhảy vào chính thức thì sẽ thay đổi thị trường rất lớn đấy! Tks bạn đã review nhé!
Nếu có bảo lãnh của bank là bank cam kết trả thay VMI nếu VMI vi phạm nghĩa vụ thì hấp dẫn hơn, còn kiện dân sự thì thôi khỏi đi, vì chờ được vạ thì má đã sưng
Lại chiêu lùa gà mới của anh Vin .Anh đang đói tiền quá túng quẫn làm liều .Condotel do chính anh là người đẻ ra đầu tiên ở VN này và chúng tôi đang nhà tan cửa nát ,nợ nần ngập đầu vì sản phẩm quái vật ,cú lừa thế kỷ của anh .Anh tha cho dân tôi đi ạ
Bài viết rất cụ thể.kkk nhưng cái gì mà đưa vào giải quyết dân sự là coi như mất đi luôn cho khoẻ. Hd ký kết 2 cty hẳn hoi mà mình còn phải chấp nhận bỏ luôn, đi kiện thà đi làm kiếm tiền khác còn khỏe hơn :))
Bạn Minh viết rõ ràng & dễ hiểu. Nếu 7.5%/ năm thì hiện tại gửi bank chắc cú hơn, chứng khoán cũng tạo đáy rồi múc chứng có khi lại ổn (một người đang ôm HPG & đang gồng lỗ cho hay)
Khiêm Đinh: Bank thì 7,5= const. Tức k đổi. Nhưng rủi ro cực thấp.
Vin có thể cao hơn, tuy nhiên rủi ro cũng cao hơn.
Đánh giá và lựa chọn là ở mỗi người.
E chỉ chém chứ tầm này mong khỏe mạnh và ngày 3 bữa là k mong gì hơn rồi.
Mua trực tiếp cổ phần VHM để đó 5 năm còn có lý hơn cái trò đa cấp này
Nếu mỗi người cho ta một ngàn, là ta sẽ có một tỷ đồng (Đen Vâu) Nếu mỗi người góp 5-10 triệu thời điểm này sẽ giúp Vins có vốn trụ qua giai đoạn khó khăn,rõ ràng BDS 4-5 năm tới chắc chắn tăng,ko nhiều thì ít,nhưng chơi trò này thanh khoản ko nhanh bằng chứng khoán hay crypto,bạn bán lại phần đầu tư của bạn qua sàn của Vins chắc gì sẽ có người mua liền như Ck hay crypto
Đã từng làm trong Vin, NV còn vắt chanh bỏ vỏ thì nhà đầu tư sớm muộn gì cũng ... Nên ta thuyền nhỏ thì đi sông rạch nhỏ, đu theo tàu lớn làm chi ra biển biết đâu mà lần
Tiền thì có tiền ẢO. Này thì có Bds ẢO. Ko thể tin được mua BĐS lại ko thể sở hữu và định đoạt tài sản. Quyền cơ bản nhất vốn có của BĐS. Vin ảo tưởng về thương hiệu và uy tín của mình nhiều quá rồi. Ai tín đồ VIN thì mua đi. Rồi mai mốt Nó “Sập” hay “Cháy” cạn túi lúc đó khóc tiếng Miên.
Phat Tran này rủi ro còn hơn ck, tiền ảo ấy chứ. 1 cách huy động vốn mới mà rủi ro tất cả dồn về người mua, lời thì tôi chia cho a ít, lỗ a tự chịu, ko đc sở hữu bđs đó
Hay nhỉ? Lập cty của mình ra bán sản phẩm của mình luôn, sản phẩm 10 tỷ chia làm làm 1000 lần. Chỉ cần 10 triệu mua được 1 phần, có 1000 người sẽ thu về về 10 tỷ coi như đã bán sản phẩm. nhưng quyền quyết định sản phẩm đó giá ntn sau nay bán ra sao có bán hay không vẫn là của chủ cũ nhưng tiền đã về túi
2. VMI hổng có tiền thì sao? Thì bạn lỗ ! (Kiểu như … ai biểu …, ngu ráng chịu )
3. “đây là giải pháp rất hay … trong lúc đang gặp khó khăn về dòng tiền” -> hay quá chớ, đẩy hết rủi ro của mình cho người khác. Lời thì tui chia cho chút, lỗ … ráng tự chịu nha!!!
Biên dịch đầy đủ ý nghĩa bài này là vậy
Cam kết lợi nhuận là thế nào bạn trả lời rõ ràng dùm mình đc không, có văn bản chủ đầu tư đưa ra hay không. Nếu không đạt cam kết lợi nhuận thế nào ? 37.5% bạn đưa ra là đền bù hợp đồng hay sao ?
Đinh Ngọc Tuyền 37,5% là mức lãi tối thiểu mà VMI cam kết với NĐT. Mức lãi kỳ vọng là 75% sau 5 năm cơ. Còn nếu không đạt cam kết lợi nhuận thì dắt nhau ra Tòa Dân Sự bạn nhé. Mình viết khá rõ trên bài rồi ấy.
Đinh Ngọc Tuyền 10 người góp mỗi người 1 tỷ là 10 tỷ mua chung 1 căn Sau 5 năm nhà bán đc 20 tỷ Vốn 10 người 10 tỷ, còn 10 tỷ lợi là mỗi người lời 750tr (7 tỷ 5 ) còn 2 tỷ 5 của VMI Nếu sau 5 năm bán đc 14 tỷ thì lợi nhuận mỗi người 375 triệu + gốc 1 tỷ Trường hợp nếu dự án không xây, hoặc không bán đc giá như mong muốn thì chưa biết Phải vậy không anh Nguyễn Tuấn Minh
Trường hợp tới năm thứ 4 VMI tuyên bố phá sản, giải thể rồi NĐT cùng nhau đi tranh chấp, còn vốn thì nâng cổ phiếu công ty Mẹ lên để nhập vào
Ánh Dương không phải bạn nhé. Lấy ví dụ BĐS 10 tỷ như bạn nói, thì VMI sẽ chia thành 50 suất đầu tư mỗi suất 200tr. KH muốn mua bao nhiêu suất thì mua, còn BĐS thì o VMI quản lý. Sau 5 năm BĐS sẽ được bán ra, lợi nhuận cho mỗi suất đầu tư ít nhất sẽ là 37,5% (cam kết của VMI), còn nếu bán ra được lợi nhuận cao hơn thì sẽ chia cao hơn theo tỷ lệ góp vốn. Còn nếu BĐS không bán được, không xây thì..... mình có viết rồi đó.
Giải pháp xem qua rất hay, rất lạ ở thị trường bđs song đó tìm tàng nhiều câu hỏi cần phải giải đáp trước khi quyết định đầu tư. Vin Quy hoạch đất -> làm dự án, phát triển tiện ích -> tự mua lại bđs mình bán -> chia nhỏ giá bán dễ dàng thu hút dòng tiền -> cung cầu do V định đoạt -> giá bđs ai quyết ?
Nghe pr ghiền thật, chỉ là xui không biết khung…”lỗ” là bao nhiêu % ta, hay cứ chạy từ 0-100% . Mà mình tò mò nhất là team cán bộ nhân viên sân nhà có bị ép mua VMI như ngày nào năm xưa bị ép mua xe điện, dthoai vin không nhỉ ?!
Đến mô hình condotel của V mà còn ko trả lãi theo cam kết, vịn hết đủ lý do thì mô hình này khác j.
Ngay trong mô hình đã thấy rõ bản chất "mua lại các căn của Vin" và hiện tại hơn ai hết đều hiểu rõ một điều, CH Vin hiện tại đều đứng giá vì sl cực lớn.
Trong rổ cá có mùi tanh, một hình thức khác của Real of Stake thôi
Trần Khang hình thức này không áp dụng cho căn hộ anh nhé. Còn condotel thì theo em biết cam kết 5 năm đầu thì Vin trả đủ, năm nay là năm đầu tiên khi hết cam kết và Vin lấy lý do dịch nên lỗ và không thể chia lợi nhuận. Cụ thể thì em không nắm vì em không bán condotel, nhưng tiếp cận thông tin cần chính xác chút anh.
Nguyễn Tuấn Minh mình đang nói vụ lợi nhuận nó giống với hình thức CKLN mà Vin đang áp dụng cho Condotel, cam kết 5 năm đầu trả đủ mà ra văn bản lỗ thì ai làm j dc Vin?
Và dòng cuối mình có ghi cái này là một hình thức khác của Real Of Stake, bạn đọc kỹ lại giúp mình nhé
Vài bữa nữa có chim mồi, sau đó viết báo ca ngợi, rồi cũng đầy con chim non khác vô lồng. Nói về cam kết lợi nhuận, nhà đầu tư condotel vinpearl đang họp suốt ngày đòi quyền lợi kìa. Sau Quyết còi và Tân Hoàng Minh, nếu ai còn để dính vào mấy vụ này, thì khó hiểu loài người thực sự!
Chia ra giống a Võ Phi Nhật Huy Big Think đang làm quá, ảnh chia nhỏ & bán Token tên là BDS coin Chưa bị bắt nghĩa là còn an toàn.
Siết tín dụng, siết trái phiếu thì bày trò để gom tiền mặt về thôi.
Nhà bán thu 30 tỷ nhưng ghi hợp đồng có 8,5 tỷ thì BCA còn nhiều việc phải làm lắm…
Bên cạnh các thông điệp có cánh mô hình đầu tư chung BĐS như kiểu VMI, mô hình VMI che dấu những rủi ro lớn cho nhà đầu tư nhỏ lẻ, không hiểu biết 1. KHÔNG có quyền sở hữu & định đoạt tài sản bất động sản 2. KHÔNG có quyền tác động đến GIÁ MUA – GIÁ BÁN – GIÁ THUÊ bất động sản mà VMI mua, bán hoặc cho thuê 3. Chiến lược “LẤY MỠ NÓ RÁN NÓ” – Vin cộng vào giá phần cam kết lợi nhuận => tăng giá bán sản phẩm cho VMI, mà thực chất là Nhà đầu tư trả tiền đầu tư mua chung 4. VMI chỉ cam kết lợi nhuận 7.5% trong 5 năm đầu với tổng 37.5%. Sau đó là tùy theo kết quả kinh doanh của VMI. 5. Vin góp vốn bằng cổ phiếu vào VMI, trong khi Nhà đầu tư góp bằng tiền mặt => Nhà đầu tư chịu rủi ro hoàn toàn nếu VMI thua lỗ. 6. Vin bán được sản phẩm giá cao cho VMI. Về sau VMI không chịu trách nhiệm về việc có bán được sản phẩm hay không, VMI cho thuê giá rẻ thì Nhà đầu tư chịu thua lỗ
Tóm tắt rủi ro: Nhà đầu tư bỏ tiền ra mua sản phẩm giá cao, khó bán, mà lại không có quyền sở hữu. Mọi tranh chấp nếu có, nhà đầu tư sẽ mất mát, thua lỗ, không thể kiện cáo được.
Cổ phiếu của Vingroup mới tăng giá, đi ngược lại xu thế chung của cả thị trường, là vấn đề tức thời do động thái thành lập công ty VMI JSC của anh Vượng. Mình nghĩ là nhà đầu tư được vài ngày hứng khởi thôi chứ mấy hôm nữa sẽ quay về xu hướng chung. Họ nghĩ là VMI sẽ cái phao cứu sinh về vốn cho Vinhomes?
Vậy bản chất việc thành lập VMI là gì?
Bối cảnh chung là thị trường chứng khoán đi xuống, cộng với việc khó huy động vốn từ các kênh ngân hàng và cả trái phiếu doanh nghiệp nên Vinhomes rơi vào tình trạng khát vốn nặng. Đấy là chưa tính thêm là là Vinfast cũng là cỗ máy hút tiền của VIN nữa.
Vì thế anh Vượng mới nghĩ ra cái VMI này để làm kênh hút tiền của nhà đầu tư nhỏ. Thực ra mọi người đều biết chính thị trường CK là kênh hút tiền của nhà đầu tư nhỏ rồi, vậy tại sao là phải đẻ thêm cái VMI này? Việc đầu tư vào VMI khác gì với việc đầu tư trái phiếu doanh nghiệp (Vinhomes)?
Như đã biết, TTCK dạo này xịt, nên kênh huy động vốn từ đây không còn hiệu quả. Nên bài của anh Vượng rất là khôn, anh chơi chiêu lấy túi nọ bỏ vào túi kia, vì cả Vinhomes lẫn VMI đều của anh cả! Anh lập cái VMI rồi dùng nó mua BĐS (đã và đang hình thành) của Vinhomes, rồi bán lẻ lại cho nhà đầu tư nhỏ dưới hình thức hợp tác kinh doanh. Nhà đầu tư ki??