Chính thức tham gia thị trường gạo ăn liền bằng việc xây dựng nhà máy tại Vĩnh Long và cho ra đời sản phẩm Phở Xưa&Nay.
Chính thức tham gia thị trường gạo ăn liền bằng việc xây dựng nhà máy tại Vĩnh Long và cho ra đời sản phẩm Phở Xưa&Nay.
Global Wings tiền thân là CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÀNH PHÁT, thành lập năm 2010. Đến năm 2018, công ty đổi tên thành Công Ty TNHH Thương Mại Và Du Lịch Global Wings Việt Nam. Hiện Global Wings hoạt động theo mô hình tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành hàng đầu Việt Nam, hoạt động trong các lĩnh vực: Du lịch, thương mại điện tử, truyền thông, tài chính và tư vấn đầu tư, quỹ đầu tư.
Những giá trị cốt lõi được Global Wings đặt lên hàng đầu trong suốt chặng đường hình thành và phát triển. Đây cũng là những hệ giá trị quan trọng dẫn đường cho nhiều thế hệ Global Wings trên chặng đường nâng cao “Chất lượng sống cho người Việt”.
Global Wings phấn đấu trở thành tập đoàn kinh tế tư nhân Việt Nam có quy mô và chất lượng hàng đầu.
Với mong muốn đem đến cho thị trường những sản phẩm – dịch vụ đa dạng, những trải nghiệm hoàn toàn mới về nâng cao đời sống. Ở bất cứ lĩnh vực nào Golobal Wings cũng chứng tỏ vai trò tiên phong, dẫn dắt sự thay đổi xu hướng tiêu dùng.
Previous Next Tiền thân là phòng vé Inter Sky
Tháng 5 năm 2018 chính thức thành lập GW trên cơ sở sát nhập
Inter Sky & Happy Agency, đơn vị chuyên về dịch vụ quảng cáo trực tuyến Tháng 8 /2018 thành lập thương hiệu Happy Vivu. Website thương mại điện tử về du lịch, siêu thị combo tour online.
Chuyên cung cấp phòng và vé bay 4, 5*
trên toàn quốc. Tháng 9 năm 2018 Happy Vivu trở thành đại lý chính thức 3 hãng hàng không lớn nhất Việt Nam, VNA, Vietjet & Bamboo. Tháng 10 /2018 Happy Vivu ký đại lý chính thức 3 chuỗi khách sạn lớn nhất Việt Nam, Vinpearl, FLC & Mường Thanh.
Tháng 8 năm 2019 thành lập Happy Store, chuỗi cửa hàng thương mại điện tử đa ngành, thời trang, gia dụng, mẹ và bé, công nghệ và phụ kiện… Tháng 10 /2019 Happy Store mở rộng
hoạt động sang Phnom Penh, Campuchia.
Chi nhánh hoạt động với 8 thành viên
ban đầu tại số 5 Đường 450, quận Toul Tompong 2, Tp.Phnom Penh
Tháng 5 năm 2020 Global Wings chuyển trụ sở về địa điểm mới tại tầng 4 tòa A-Z Sky Tower, KĐT Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội.
Hơn gần 300m2 sàn với thiết bị khang trang, thiết kế hiện đại với tiện nghi làm việc, nghỉ ngơi và đào tạo đầy đủ Tháng 8 /2020 Happy Ads được thành lập cung cấp dịch vụ phòng marketing và phòng kinh doanh thuê ngoài Tháng 10 năm 2020 thành lập Happy Office, thương hiệu cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý khởi nghiệp và Văn phòng chia sẻ tại Hà Nội. Tháng 2 /2021 Happy Biz thành lập dự án
Trở thành một trong những nền tảng hàng đầu trong lĩnh vực Sales & Distribution, sản phẩm được cung cấp bởi đội ngũ thành viên chuyên nghiệp, tâm trí tốc nhân tinh
Tiền thân của Trường Đại học Tôn Đức Thắng (Ton Duc Thang University: TDTU) là Trường Đại học Công nghệ Dân lập Tôn Đức Thắng, thành lập theo Quyết định 787/TTg-QĐ ngày 24/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ. Trường do Liên đoàn lao động Thành phố Hồ Chí Minh sáng lập và quản lý thông qua Hội đồng quản trị do Chủ tịch Liên đoàn lao động Thành phố đương nhiệm làm chủ tịch.
Mục tiêu thành lập TDTU trong giai đoạn đầu là: thực hiện Chương trình 17/TU và Chỉ thị 13 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho giai cấp công nhân Thành phố; phát triển nguồn nhân lực cho nhu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá; góp phần đào tạo nhân tài, nhân lực, thực hiện nghiên cứu để phục vụ hệ thống sản xuất, xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.
Ngày 28/01/2003, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 18/2003/TTg-QĐ chuyển đổi pháp nhân và đổi tên Trường Đại học Công nghệ Dân lập Tôn Đức Thắng thành Trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, sau 5 năm rưỡi là đại học dân lập hoạt động với mục tiêu đào tạo nhân lực, chuyên gia theo mô hình đại học công nghệ-kỹ thuật ứng dụng; bằng quyết định này, TDTU trở thành đại học khoa học ứng dụng đa ngành và không còn pháp nhân dân lập.
Ngày 11/6/2008, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 747/TTg-QĐ đổi tên Trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng thành Trường Đại học Tôn Đức Thắng và chuyển về thuộc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. Trong thời gian này, mục tiêu của trường được bổ sung thêm là "trực tiếp phục vụ việc phát triển nguồn nhân lực trong công nhân, người lao động để góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 28/01/2008 của Hội nghị Lần thứ 6 Ban chấp hành trung ương Đảng Khóa 10".
Ngày 29/01/2015, tại Quyết định số 158/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường Đại học Tôn Đức Thắng giai đoạn 2015-2017. Mục tiêu của Trường Đại học Tôn Đức Thắng được xác định rằng: “Đại học Tôn Đức Thắng chủ động huy động, sử dụng hợp lý, hiệu quả nhất các nguồn lực của trường và xã hội để phát triển Trường Đại học Tôn Đức Thắng thành một đại học định hướng nghiên cứu có chất lượng trong khu vực và trên thế giới, đồng thời bảo đảm các đối tượng chính sách, đối tượng thuộc hộ nghèo có cơ hội tiếp cận các chương trình đào tạo của trường”.
+ Được Nhà nước tiếp quản và đổi tên thành Nhà máy dệt Thành Công trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp Dệt – Bộ Công nghiệp nhẹ.
+ Trải qua giai đoạn khó khăn trong việc tiếp quản nhà máy và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Đề xuất và thực hiện thành công mô hình “Xuất khẩu tam giác”. Là một trong những đơn vị đầu tiên thực hiện thử nghiệm mô hình sản xuất kinh doanh gắn với thị trường, Thành Công đã có những đóng góp quan trọng trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp, kinh tế đất nước.
+ Tạo ra bước đột phá trong cơ chế sản xuất kinh doanh và đầu tư thông qua việc tự trang bị máy móc, dây chuyền sản xuất hiện đại theo phương thức tự vay tự trả.
+ 2006: Tiến hành cổ phần hóa, đổi tên thành Công ty Cổ phần Dệt May Thành Công sau đó là Công ty Cổ phần Dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công và niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) với mã chứng khoán là TCM.
+ 2009: Phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược nước ngoài là Công ty E-Land Asia Holdings(Singapore) thuộc Tập đoàn E-Land Hàn Quốc. Sau đó E-Land đã tham gia vào hoạt động quản lý Công ty.
2010~2014+ Đạt mốc doanh thu 100 triệu USD.
+ Mở rộng thị trường xuất khẩu sang Hàn Quốc và tăng đơn hàng FOB.
+ Xây dựng nhà máy đan kim số 3 tại Cụm công nghiệp Nhị Xuân.
+ Ứng dụng các công cụ quản trị hiện đại để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh như ERP, BSC , KPI , LEAN.
+ Hợp tác với Viện kiểm định dệt may KOTITI Hàn Quốc.
+ Đạt mốc doanh thu 155 triệu USD.
+ Xây dựng nhà máy Vĩnh Long – giai đoạn 1.
+ Đầu tư mua lại nhà máy may Trảng Bàng.
Vượt qua giai đoạn khó khăn do đại dịch Covid và đẩy mạnh hoạt động phát triển bền vững
+ Đạt mốc doanh thu 185 triệu USD.
+ Xây dựng nhà máy may Thành Công Vĩnh Long – Giai đoạn 2.
+ Lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái tại các nhà máy may Thành Công Vỉnh Long ứng dụng nguồn năng lượng xanh góp phần phục vụ xanh hóa ngành dệt may.
+ Ứng dụng dự án Kaizen vào trong hoạt động sản xuất.
+ Bằng khen của Chủ Tịch UBND Tp.HCM gương điển hình vượt khó, hồi phục kinh doanh sau đại dịch Covid.
+ Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển sản phẩm xanh & hoạt động phát triển bền vững.
+ Nhận giải thưởng Doanh nghiệp xanh Tp.Hồ Chí Minh.
+ Nhận giải thưởng ESG – Mục kinh tế tuần hoàn.
+ Top 50 Công ty niêm yết có hoạt động kinh doanh tốt nhất Việt Nam.
+ Nhận giải thưởng Thương hiệu vàng Tp. Hồ Chí Minh.
+ Nhận giải thưởng doanh nghiệp tiêu biểu Tp. Hồ Chí Minh về Đổi mới – Sáng tạo – Tỏa sáng.
Với mong muốn đánh thức tiềm năng du lịch Việt, quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam giàu đẹp thịnh vượng tới bạn bè quốc tế, Tập Đoàn SunGroup đã đặt những bước đầu tiên trên hành trình tô điểm non sông bằng tổ hợp công viên Sun World Bà Nà Hills.
Ngay từ khi khánh thành, Bà Nà Hills đã tạo nên tiếng vang lớn cho du lịch Việt với sự xuất hiện của hàng loạt những công trình xứng tầm thế giới. Nổi bật là hệ thống cáp treo đạt 2 kỷ lục thế giới về độ cao và chiều dài, công viên Fantasy lọt top 05 công viên giải trí lớn nhất Châu Á hay tổ hợp khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp mang thương hiệu MGallery trên đỉnh Bà Nà.
Sự thành công của Sun World Bà Nà Hills chính là động lực để Tập Đoàn Sun Group tiếp tục vững bước trên con đường phát triển của mình với chuỗi công viên theo chủ đề mang thương hiệu Sun World tại Đà Nẵng, Phú Quốc, Quảng Ninh, Sapa,…
Những công trình giải trí của tập đoàn SunGroup được đầu tư bài bản với quy mô rộng lớn, hệ thống trò chơi hiện đại, đẳng cấp thế giới mang lại những trải nghiệm hoàn toàn mới lạ cho du khách. Trong thời gian tới thương hiệu Sun World sẽ tiếp tục được nhân rộng tại các tỉnh thành và phát triển tiềm năng du lịch chưa được khám phá.
Bên cạnh việc phát triển lĩnh vực vui chơi giải trí, từ năm 2013, tập đoàn Sun Group đã góp phần đánh dấu Việt Nam trên bản đồ nghỉ dưỡng cao cấp thế giới với tổ hợp khách sạn InterContinental Danang Sun Peninsula Resorts.
Đây chính là tổ hợp khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp đầu tiên tại Việt Nam được vinh danh là “Khu nghỉ dưỡng sang trọng nhất thế giới – World Travel Award” năm 2014 và chưa một resort nào trên thế giới đạt được trong liên tiếp 4 năm sau đó.
Thành công này đã trở thành động lực tiếp bước để Tập Đoàn Sun Group triển khai các tổ hợp resort nghỉ dưỡng thương hiệu Sun Premier Village gắn liền với kỳ quan thiên nhiên Việt Nam và chất lượng dịch vụ quốc tế.
Từ đảo ngọc Phú Quốc ra đến Đà Nẵng phồn hoa, từ Hạ Long hùng vĩ tới Sapa – thành phố trong mây, Sun Group đã, đang và sẽ từng bước khẳng định vị thế tiên phong của mình trong lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam.
Không chỉ là đánh thức tiềm năng du lịch Việt, Tập Đoàn Sun Group cũng đã đánh dấu sự có mặt của mình trên rất nhiều công trình giao thông trọng điểm của quốc gia. Sự xuất hiện này của Tập Đoàn Sun Group đã góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế khu vực nhiều vùng trên cả nước.
Ngay trong năm 2015, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn – Cảng hàng không quốc tế đầu tiên tại Việt Nam do một doanh nghiệp tư nhân đầu tư và vận hành đã chính thức được Sun Group xây dựng.
Sau 3 năm, công trình đã gần như hoàn thiện với các công đoạn cuối cùng theo tiêu chuẩn quốc tế. Dự kiến, sau khi đi vào vận hành, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn sẽ đón 2,5 triệu lượt khách và 10.000 tấn hoàng hóa mỗi năm. Đây được hy vọng sẽ trở thành cú hích to lớn, đẩy mạnh phát triển khu kinh tế hành chính Vân Đồn.
Ngay sau cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, tập đoàn Sun Group đã và đang tiếp tục triển khai kế hoạch xây dựng Cảng hàng không quốc tế Lao Cao và Cảng hành khách quốc tế Hòn Gai. Những công trình thúc đẩy cơ sở hạ tầng mới chắc chắn sẽ thu hút một lượng lớn khách quốc tế, mang tới nguồn lợi dồi dào và là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực.
Cùng với các công trình đẳng cấp quốc tế trong các lĩnh vực thu hút đầu tư chủ chốt, hiện nay Tập Đoàn SunGroup đã tiếp tục đầu tư xây dựng nhiều công trình quan trọng mang giá trị kinh tế – xã hội cao.
Điển hình như các công trình nhà ở cho người thu nhập thấp, đầu tư xây dựng các khu đô thị xanh ở thành phố Đà Nẵng hay các công trình xây dựng phục vụ dân sinh như đường Bà Nà – Suối Mơ,…
Tập đoàn SunGroup đã ghi tên mình vào danh sách những thương hiệu đầu tư Du lịch và Bất động sản cao cấp hàng đầu Việt Nam với những công trình để lại dấu ấn vượt thời gian, góp phần thúc đẩy phát triển tại nhiều địa phương. Điều này đang tạo tiền để cho khát vọng vươn xa toàn cầu.