TRƯỜNG ĐẠI HỌC THANH HOA (清华大学)"Điểm đến mơ ước của học sinh Trung Quốc và sinh viên quốc tế"
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THANH HOA (清华大学)"Điểm đến mơ ước của học sinh Trung Quốc và sinh viên quốc tế"
Hệ 1 năm tiếng: Hỗ trợ miễn học phí, kí túc xá, BHYT, sinh hoạt phí
Học bổng toàn phần của chính phủ Trung Quốc thường hỗ trợ học phí, chi phí sinh hoạt, phí ăn ở và phí bảo hiểm y tế.
Học bổng bán phần của chính phủ Trung Quốc chỉ bao gồm một hoặc một số hạng mục trong học bổng toàn phần của chính phủ Trung Quốc.
+Miễn toàn bộ phí bảo hiểm hàng năm: 800 NDT/ năm.
+ Được nhận trợ cấp sinh hoạt: Hệ Đại học 2500 NDT/ tháng; Hệ Thạc sĩ 3000 NDT/ tháng; Hệ Tiến sĩ 3500 NDT/ tháng.
Hỗ trợ sinh viên quốc tế bậc tiến sĩ xuất sắc đến học tại Đại học Thanh Hoa. Học bổng được sử dụng để trang trải học phí một phần hay toàn bộ, và cần được áp dụng theo từng năm.
Học bổng của chính quyền thành phố Bắc Kinh dành cho sinh viên quốc tế cung cấp toàn bộ học phí hoặc trợ cấp một phần học phí, thời gian trợ cấp là một năm học, có thể nộp hồ sơ theo từng năm.
(*) Hỗ trợ miễn học phí, ký túc xá, BHYT, sinh hoạt phí 2500-3500 tệ/tháng tùy hệ học.
Trên đây là một số thông tin về trường Đại học Thanh Hoa mà QTEDU đã tổng hợp được. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm: TÌM HIỂU ĐẠI HỌC NGÔN NGỮ BẮC KINH
=> Thông tin thêm về thầy Quốc Tư và QTEDU:
QTEDU chúc bạn học tiếng Trung vui vẻ và đạt hiệu quả cao!
Hotline oooooooooooooooooooo 0986 316 392
Màu nước (watercolor, watercolour hoặc aquarelle) được làm từ bột màu (pigment) treo trong dung dịch gốc nước. Từ watercolor có nghĩa là “màu nước” hoặc “tranh màu nước”. Vật liệu đỡ (vật liệu để vẽ màu lên) truyền thống và phổ biến nhất là giấy, ngoài ra còn có giấy cói (papyrus), giấy làm từ vỏ cây (bark paper), nhựa (plastic), giấy da mịn (vellum), da thuộc (leather), vải (fabric), gỗ (wood), và canvas. Giấy vẽ màu nước thường làm bằng bông hoặc có một phần là bông. Giấy bông cho texture đẹp, hạn chế nguy cơ biến dạng khi ướt. Màu nước trong, sáng rỡ do hạt bột màu dùng ở dạng tinh khiết và có ít chất phụ gia làm mờ. Làm màu (nước) trong thành màu đục bằng cách cho thêm trắng Trung Quốc (Chinese White).
Một họa sĩ đang vẽ tranh màu nước bằng bút đầu tròn
Tại Đông Á, tranh màu nước vẽ bằng mực gọi là tranh thủy mặc (brush painting hoặc scroll painting). Ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, mực là chất liệu chủ đạo, thường là mực đơn sắc, đen hoặc nâu [Thông tin gây tranh cãi: mực có phải là “màu nước”?]. Ấn Độ, Ethiopia và nhiều nước khác cũng có truyền thống tranh màu nước lâu đời [thông tin chưa có nguồn tham khảo tin cậy]. Tranh màu nước vẽ bằng ngón tay (Fingerpainting) bắt nguồn từ Trung Quốc.
Màu nước có từ xa xưa, từ thời xuất hiện tranh vẽ trong hang động thời kỳ đồ đá Châu Âu. Ít nhất từ thời Ai Cập cổ đại và đặc biệt là trung cổ châu Âu, màu nước được dùng minh họa bản viết tay. Đến thời Phục Hưng, màu nước mới được sử dụng như một chất liệu nghệ thuật. Albrecht Durer, họa sĩ Phục Hưng người Đức, đã vẽ một số tranh phong cảnh, động vật và thực vật bằng màu nước và được coi là một trong những họa sĩ màu nước tiêu biểu đầu tiên.
Albrecht Durer, Young Hare (thỏ rừng), 1502, màu nước và màu đặc, bảo tàng Albertina, Vienna, Áo.
Tuy khởi đầu sớm nhưng màu nước chỉ được các họa sĩ Baroque dùng để ký họa, chép tranh hoặc vẽ hình mẫu (cartoon – bản thiết kế có kích thước thật). Những người vẽ màu nước nổi bật là Van Dyck (thời gian ông này ở Anh), Claude Lorrain, Giovanni Benedetto Castiglione, và nhiều họa sĩ Hà Lan, Flemish. Truyền thống lâu đời quan trọng nhất của màu nước là minh họa thực vật và động vật. Từ thời Phục Hưng, minh họa thực vật phổ biến và người vẽ thực vật chính là họa sĩ màu nước thực thụ. Ngày nay màu nước với các khả năng tuyệt vời vẫn được sử dụng để minh họa các ấn bản khoa học, ấn bản bảo tàng. Minh họa động vật đạt đỉnh cao vào thế kỷ 19 với các họa sĩ như John James Audubon. Hiện nay nhiều sách về tự nhiên vẫn minh họa bằng tranh màu nước.
Có vài yếu tố góp phần vào sự phát triển của màu nước tk 18, đặc biệt là ở Anh. Trong tầng lớp tinh hoa quý tộc, tranh màu nước là đồ trang trí thứ yếu thể hiện nền giáo dục tốt. Màu nước được thợ vẽ bản đồ, quân nhân, kỹ sư dùng mô tả đặc điểm địa hình, công sự, địa chất, minh họa công trình công cộng hoặc công trình trong dự án. Các đoàn thám hiểm địa lý, địa chất do Hiệp hội Nghệ sĩ nghiệp dư (Society of Dilettanti, thành lập năm 1733) tổ chức thường mang họa sĩ màu nước đi cùng để minh họa khám phá ở Địa Trung Hải, Châu Á và Tân thế giới. Những chuyến thám hiểm làm dấy lên nhu cầu về họa sĩ địa hình (topographical painter) để vẽ địa danh và cảnh vật nổi tiếng dọc Hành trình Lớn tới Italy (Grand Tour to Italy) mà hầu hết mọi chàng trai trẻ thời thượng lúc bấy giờ tham gia.
Cuối tk 18, William Gilpin, một thư ký người Anh đã viết series sách mô tả các chuyến đi ấn tượng qua vùng nông thôn nước Anh. Ông tự minh họa sách bằng tranh màu nước đơn sắc vẽ thung lũng sông, lâu đài cổ, nhà thờ bị lãng quên tạo nên rung cảm mạnh mẽ. Từ đó màu nước thành chất liệu phục vụ nhật ký du lịch cá nhân. Sự kết hợp của văn hóa, kỹ thuật, khoa học, du lịch và sở thích cá nhân giúp màu nước trở thành “nghệ thuật quốc gia” của Anh. Các họa sĩ nổi tiếng thời kỳ này là: William Blake, người xuất bản sách minh họa Inferno (Địa ngục) của Dante và thử nghiệm vẽ tranh màu nước đơn sắc khổ lớn, Thomas Gainsborough, John Cozens, Francis Towne, Michael Angelo Rooker, William Pars, Thomas Hearne, và John Warwick Smith.
Dòng sông, tranh màu nước của William Gilpin
Cuối tk 18 sang 19, thị trường sách in và nghệ thuật gia đình góp phần quan trọng vào sự phát triển màu nước. Màu nước là chất liệu chủ yếu để vẽ tranh phong cảnh sưu tầm hoặc tranh in dành cho du khách. Tranh màu nước gốc hoặc bản sao chép tranh nổi tiếng cũng góp mặt trong bộ sưu tập nghệ thuật của tầng lớp quý tộc. Tranh biếm họa màu nước của họa sĩ Thomas Rowlandson, do Rudolph Ackermann xuất bản, cũng được ưa chuộng.
Ba nghệ sĩ Anh phát triển màu nước như chất liệu độc lập và hoàn chỉnh là Paul Sandby (1730–1809), được coi là “cha đẻ màu nước Anh”, Thomas Girtin (1775–1802), người tiên phong vẽ tranh phong cảnh trữ tình khổ lớn; và Joseph Mallord William Turner (1775–1851), người đưa nghệ thuật màu nước tới đỉnh cao quyền năng, tinh tế với hàng trăm tranh về lịch sử, địa hình, kiến trúc, thần thoại. Phương pháp vẽ màu nước nhiều lớp, bắt đầu bằng mảng màu rộng, nhạt trên nền giấy ướt rồi tinh chỉnh hình bằng các lớp wash và láng cho phép JMW Turner sản xuất hàng loạt tranh khổ lớn kiểu “hiệu quả workshop”, biến ông thành triệu phú một phần nhờ bán bộ sưu tập tranh cá nhân.
Thomas Girtin, Tu viện Jedburgh từ bên sông, 1798-99, màu nước trên giấy
J.M.W Turner, Lâu đài Caernarvon, 706 x 1055 mm, màu nước trên giấy
J.M.W Turner, Scarborough, c.1825, màu nước và chì graphite trên giấy
Các đồng nghiệp tài năng đương thời của Turner là John Varley, John Sell Cotman (tên họa sĩ được đặt cho hạng màu Cotman của hãng Winsor and Newton), Anthony Copley Fielding, Samuel Palmer, William Havell, và Samuel Prout. Họa sĩ Thụy Sĩ Louis Ducros cũng được biết rộng rãi nhờ tranh lãng mạn khổ lớn.
John Sell Cotman, Cầu Greta, c.1806
Một bức tranh chưa hoàn thành của William Berryman, vẽ khoảng 1808 – 1816, sử dụng màu nước, mực, bút chì.
Hoạt động giao lưu nghiệp dư, thị trường xuất bản, sưu tập nghệ thuật trung lưu và kỹ thuật thế kỷ 19 dẫn tới thành lập cộng đồng hội họa màu nước:
Hiệp hội tổ chức triển lãm thường niên, gửi thư giới thiệu họa sĩ tới nhà sưu tập, tham gia các cuộc tranh luận nghệ thuật và nhiều cạnh tranh vụn vặt khác, đặc biệt là giữa họa sĩ phe “trong” (“transparent”) vẽ màu nước truyền thống và phe “đục” (“opaque”) sớm sử dụng màu nước đặc như body color (màu đặc) hay gouache (màu bột).
Cuối thời Victoria và Georgian, màu nước trường phái Anh phát triển tới đỉnh cao với các họa sĩ Turner, Varley, Cotman, David Cox, Peter de Wint, William Henry Hunt, John Frederick Lewis, Myles Birket Foster, Frederick Walker, Thomas Collier và nhiều họa sĩ khác. Tranh màu nước của Richard Parkes Bonington vẽ cảnh sinh hoạt (“genre paintings”) với lớp khí quyển thanh nhã, đường chân trời thấp, bầu trời rộng tạo được sự thích thú quốc tế, đặc biệt tại Anh, Pháp những năm 1820.
Màu nước phổ biến tạo động lực cho nhiều đột phá như sản xuất giấy định lượng nặng, có bề mặt nhám, được hồ sẵn, sản xuất bút lông (được gọi là “pencils”) dành riêng cho màu nước. Varley, Cox và một số họa sĩ khác xuất bản sách hướng dẫn vẽ màu nước đầu tiên, từng bước thiết lập phương pháp vẽ màu nước mà đến nay vẫn là đặc trưng cho thể loại này. Cuốn Các thành tố Hội Họa (The Elements of Drawing), sách hướng dẫn vẽ màu nước của nhà phê bình nghệ thuật Anh John Ruskin, hết veo ngay lần xuất bản đầu tiên năm 1857. Các hãng họa phẩm sản xuất màu nước thương mại ở dạng bánh khô hoặc đóng trong tuýp kim loại, có thể “hòa tan” (“rubbed out”). Đột phá trong lĩnh vực hóa học đương thời tạo ra nhiều loại bột màu mới, như prussian blue (Lam Phổ), ultramarine blue (Lam biển), cobalt blue (Xanh cô ban), viridian (xanh viridian), cobalt violet (tím cô ban), cadmium yellow (vàng catmi), aureolin (vàng aureolin) (potassium cobaltinitrite), zinc white (trắng kẽm), và một loạt màu từ phẩm nhuộm như carmine và madder lake.
Sang tk 19 hội họa màu nước mới phổ biến ở Hoa Kỳ. Các họa sĩ tiên phong là John James Audubon và họa sĩ trường phái sông Hudson (Hudson River School) đầu tiên như William H. Bartlett và George Harvey. Đến giữa thế kỷ niềm hứng thú với màu nước tăng cao do ảnh hưởng từ John Ruskin, đặc biệt là phong cách “Ruskinian” của họa sĩ như John W. Hill Henry, William Trost Richards, Roderick Newman, và Fidelia Bridges. Hiệp hội Họa sĩ Màu nước Mỹ (American Society of Painters in Watercolor) nay là Hiệp hội Màu nước Mỹ (American Watercolor Society) thành lập năm 1866. Các họa sĩ màu nước tiêu biểu cuối tk 19 là Thomas Moran, Thomas Eakins, John LaFarge, John Singer Sargent, Childe Hassam, và xuất sắc hơn cả là Winslow Homer.
Winslow Homer, Con thuyền màu xanh, 1892
Màu nước không được ưa chuộng lắm ở lục địa châu Âu. Tk 18 màu bột (gouache) là chất liệu quan trọng của Marco Ricci và Francesco Zuccarelli, hai họa sĩ Ý có tranh phong cảnh được sưu tập rộng rãi. Màu bột cũng được nhiều họa sĩ Pháp sử dụng. Sang tk 19, ảnh hưởng từ trường phái Anh màu nước “trong” mới phổ biến và được yêu thích tại Pháp, trở thành chất liệu quan trọng cho Eugène Delacroix, François Marius Granet, Henri-Joseph Harpignies, và họa sĩ tranh biếm họa Honoré Daumier. Adolph Menzel (Đức), Stanisław Masłowski (Ba Lan) cũng thường xuyên vẽ màu nước.
Stanislaw Maslowski (1853 – 1926), Phong cảnh mùa thu ở Rybiniszki, 1902
Không may việc sử dụng thiếu thận trọng và thừa thãi màu phẩm nhuộm aniline dẫn xuất dầu mỏ có màu sắc tươi sáng và hạt bột màu từ hợp chất phẩm nhuộm khiến tất cả các màu này nhanh chóng bạc màu khi phơi sáng và nỗi lực bảo tồn 20.000 bức tranh của J.M.W. Turner mà Bảo tàng Anh được thừa hưởng dẫn tới việc kiểm tra, đánh giá tiêu cực với độ bền vững của hạt bột màu trong màu nước[thông tin chưa có nguồn tham khảo tin cậy]. Đây là nguyên nhân làm vị thế và giá trị thị trường của màu nước tuột dốc đột ngột. Tuy vậy các họa sĩ đơn lẻ vẫn tiếp tục yêu thích, phát triển chất liệu này đến tk 20. Paul Signac đã vẽ những bức tranh phong cảnh và cảnh biển tuyệt đẹp, Paul Cézanne phát triển phong cách vẽ màu nước bằng cách láng nhiều lớp màu tinh khiết.
Những họa sĩ tk 20 vẽ màu nước tiêu biểu là Wassily Kandinsky (Nga-Pháp), Emil Nolde (Đức), Paul Klee (Thụy Sĩ), Egon Schiele (Áo), và Raoul Dufy (Pháp). Tại Mỹ, các họa sĩ màu nước tiêu biểu là Charles Burchfield, Edward Hopper, Georgia O’Keeffe, Charles Demuth, và John Marin (80% tác phẩm của họa sĩ này là tranh màu nước). Giai đoạn này hội họa màu nước Mỹ thường bắt chước chủ nghĩa Ấn tượng và Hậu Ấn tượng châu Âu, chủ nghĩa cá nhân nảy nở ở phong cách “vùng miền” từ những năm 1920 tới 1940 với họa sĩ “trường phái Cleveland” hoặc “trường phái Ohio” tập trung quanh Bảo tàng Nghệ thuật Cleveland và họa sĩ “phong cảnh California” gắn với studio hoạt hình Hollywood hoặc Viện Nghệ thuật Chouinard (giờ là Viện Nghệ thuật California).
Egon Schiele (1890 – 1918), Madchen, 41 x 32 cm, chì và màu nước trên giấy, 1911
Các họa sĩ California tận dụng địa lý đa dạng của đất nước và sử dụng “ô tô lưu động” truyền sức sống cho phương pháp vẽ “plein air” truyền thống. Những họa sĩ ấn tượng nhất trong số này là Phil Dike, Millard Sheets, Rex Brandt, Dong Kingman, và Milford Zornes. Hiệp hội Màu nước California, thành lập năm 1921, sau đổi tên thành Hiệp hội màu nước Quốc gia (National Watercolor Society).
Mặc dù sự nổi lên của Chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng và ảnh hưởng tầm thường hóa từ các họa sĩ nghiệp dư hay phong cách vẽ quảng cáo – workshop làm hội họa màu nước tạm thoái trào sau năm 1950, màu nước vẫn được các họa sĩ Mỹ như Joseph Raffael, Andrew Wyeth, Philip Pearlstein, Eric Fischl và Gerhard Richter (Đức), Anselm Kiefer (Đức), và Francesco Clemente (Ý) sử dụng. Tại Tây Ban Nha có Ceferí Olivé và học trò của ông như Rafael Alonso López-Montero và Francesc Torné Gavaldà. Ở Mexico, đại diện tiêu biểu là Ignacio Barrios, Edgardo Coghlan, Ángel Mauro, Vicente Mendiola, và Pastor Velázquez. Tại Quần đảo Canary, các họa sĩ nổi trội là Francisco Bonnín Guerín, José Comas Quesada, và Alberto Manrique.
Ngày nay màu nước hiện đại có độ bền cao hơn và phổ màu nhiều hơn trước. Niềm hứng thú mới với drawing, nghệ thuật đa chất liệu và mỹ thuật màu nước đều tăng. Khi thị trường nghệ thuật mở rộng, cộng đồng hội họa có thêm nhiều thành viên và thế hệ baby boomer nghỉ hưu cũng hướng tới các thú vui đương thời, nhờ thế màu nước, ở cả mức độ chuyên nghiệp và nghiệp dư, tiếp tục được ưa chuộng.
Màu nước gồm 4 thành phần chính:
Thuật ngữ watermedia (chất liệu nước) chỉ bất kỳ chất liệu hội họa nào sử dụng nước làm dung môi, vẽ bằng bút lông, bút sắt hay bình xịt. Watermedia bao hàm phần lớn các loại mực, màu nước, tempera, màu keo casein, gouache (màu bột) và màu acrylic hiện đại.
Thuật ngữ watercolor (màu nước) chỉ màu vẽ dùng chất kết dính là hợp chất carbonhydrate hòa tan được với nước. Ban đầu (tk 16 tới 18), chất kết dính là đường hoặc/và keo, nhưng từ tk 19 gôm arabic tự nhiên được ưa chuộng hơn. Glycerin và/hoặc honey được thêm vào để tăng độ mềm dẻo và độ hòa tan của chất kết dính, một số thành phần hóa chất khác cũng được thêm vào để tăng độ bền cho màu vẽ.
Thuật ngữ bodycolor (màu đặc) chỉ màu đục, thường là màu nước dạng đục, còn được gọi là gouache (màu bột). Màu acrylic hiện đại có thành phần hóa học hoàn toàn khác, dùng nhựa acrylic có khả năng hòa tan với nước làm chất kết dính.
Họa sĩ màu nước trước tk 18 phải tự nghiền màu để dùng, họ mua bột màu từ người bào chế hoặc người bán màu chuyên nghiệp (colourman). Màu thương mại sớm nhất có dạng viên nhỏ như nhựa, gắn mác “rubbed out” (mài, pha loãng vào nước để vẽ). William Reeves (1739 – 1803) bắt đầu bán màu chuyên dụng khoảng năm 1766. Năm 1781, ông và anh trai là Thomas Reeves được Hiệp Hội nghệ thuật (nay là Hiệp hội Nghệ thuật Hoàng gia – Royal Society of Arts) tặng Palette Bạc nhờ sáng chế ra loại màu nước bánh ẩm (paint-cake) giúp tiết kiệm thời gian, trùng hợp với thời hoàng kim (golden age) của màu nước Anh[thông tin chưa có nguồn tham khảo tin cậy].
Màu nước thương mại hiện đại thường có 2 dạng: tuýp (tube) hoặc bánh (pan). Màu nước tuýp có cỡ phổ biến là 7.5, 15 hoặc 37 ml, sệt và dẻo như kem đánh răng. Màu bánh thường có 2 loại cỡ là bánh đầy đủ (full pan), tương đương khoảng 3 cc màu hoặc nửa bánh (half pan). Dạng bánh có trước nhưng nói chung bị cho là kém tiện dụng hơn dạng tuýp. Màu bánh dùng chủ yếu khi vẽ ngoài trời, được họa sĩ vẽ phong cảnh và đề tài tự nhiên yêu thích.
Một số nhãn hiệu màu nước thương mại thông dụng: Daler-Rowney (Anh), Winsor and Newton (Anh), Reeves (Anh), Sennelier (Pháp), Old Holland (Hà Lan), Talens (Hà Lan), Maimeri (Ý), Da Vinci (Đức), Schmincke (Đức), Daniel Smith (Mỹ), M.Graham (Mỹ), Holbein (Nhật), Kuretake (Nhật), vv. Nhờ ngành hóa học hữu cơ công nghiệp hiện đại, màu vẽ của họa sĩ ngày nay được cải thiện cả về sự đa dạng, độ bão hòa và độ bền.
Nhiều họa sĩ lẫn lộn hoặc hiểu sai tên màu. Tên công nghiệp cho một màu, ví dụ “indian yellow” (vàng Ấn Độ) hoặc “emerald green” (xanh ngọc lục bảo) chỉ là cách gọi nên thơ hay một tên riêng; không có yêu cầu pháp lý nào buộc phải dùng loại pigment (hạt sắc tố) này thì mới được mang tên đó.
Để tránh nhầm lẫn, năm 1990 ngành công nghiệp dụng cụ mỹ thuật tình nguyện in thành phần hạt sắc tố trên bao bì màu vẽ: tên hạt sắc tố, ví dụ “cobalt blue” (xanh cô ban) hoặc “cadmium red” (đỏ catmi) và/hoặc mã số hạt sắc tố, ví dụ PB28 cho xanh cô ban, PR108 cho đỏ catmi. Hệ thống mã số được Hiệp hội các nhà hóa nhuộm và hóa màu (Vương quốc Anh) và Hiệp hội các nhà Hóa dệt và Hóa màu Mỹ đưa ra, gọi là Chỉ số Màu Quốc tế (Colour Index International). Hệ thống phân loại cho phép họa sĩ lựa chọn màu dựa theo thành phần hạt sắc tố hơn là dựa vào những cái tên thi vị do hãng sản xuất đặt. Hạt sắc tố và công thức sản xuất của các nhãn hiệu là khác nhau và màu nước có cùng một tên, ví dụ “sap green” (xanh rêu) của 2 hãng khác nhau có thể có công thức sản xuất và thành phần hoàn toàn khác nhau.
Màu nước được đánh giá dựa trên một số tiêu chí chính, như độ trong (transparency). Vào thế kỷ 19 giới nghệ thuật Anh nổ ra cuộc tranh luận giữa phe vẽ màu bột gouache và phe màu nước truyền thống. Gouache bị chê do màu đục, độ phủ cao và thiếu đi tính “trong suốt” đặc trưng của màu nước. Màu trong với độ che phủ thấp được đánh giá cao vì màu trong cho phép phần underdrawing – lớp vẽ bên dưới hiện lên tranh và có thể đạt được hòa sắc bằng cách vẽ chồng nhiều lớp màu lên giấy (bản thân giấy có màu trắng hoặc màu nhạt). Kết quả màu thu được sẽ thay đổi tùy vào thứ tự chồng màu. Thực tế, không có màu nào là trong suốt tuyệt đối hay đục tuyệt đối; bất kỳ màu nước nào cũng có thể làm trong hơn đơn giản bằng cách hòa với nước hoặc vẽ mỏng.
Màu “trong” không chứa titanium dioxide (trắng) hay phần lớn các loại hạt bột màu từ đất có độ đục cao. Quan niệm tk 19 cho rằng màu nước “trong” có độ “tươi sáng” do chúng hoạt động như một mảnh kính màu đặt trên nền giấy trắng [thông tin chưa có nguồn tham khảo tin cậy] – ánh sáng đi qua lớp màu, đập vào bề mặt giấy và phản xạ lại, đi qua lớp màu lần thứ 2 tới mắt người xem – là sai: màu nước không tạo lớp màu kết dính như acrylic, sơn dầu, mà chỉ đơn giản là phân tán hạt sắc tố ngẫu nhiên trên mặt giấy, độ trong thấy trên giấy hiện ra trực tiếp giữa các phân tử hạt sắc tố. Màu nước trông có vẻ sinh động do hạt sắc tố được dùng ở dạng thuần thiết mà không có hoặc ít có chất phụ gia (như kaolin) làm mờ sắc. Hơn nữa, phần lớn hoặc tất cả chất kết dính bằng gôm sẽ thấm vào giấy, nên cả khi vẽ nhiều lớp màu nước vẫn giữ được vẻ tươi sáng.
Staining (hãm màu): là đặc tính gắn liền với màu nước. Màu staining khó xóa khỏi tranh sau khi vẽ. Các màu ít staining có thể làm nhạt hoặc xóa gần như hoàn toàn khi ướt hoặc làm ướt lại rồi “lift” đi bằng bút lông hay giấy ăn ẩm. Độ staining phụ thuộc vào thành phần vật liệu đỡ (giấy) và kích thước hạt sắc tố. Độ staining tăng nếu nhà sản xuất sử dụng chất phân tán để giảm thời gian nghiền màu, chất phân tán kích thích phân tử hạt sắc tố rơi vào kẽ giấy.
Để kiểm tra độ kết hạt bạn vẽ một nhát bút màu đẫm nước lên nền giấy ướt. Một số màu như pthalos khi khô mịn đều; trong khi Manganese blue (Lam manganese), ultramarine blue (xanh biển), cobalt blue (xanh cô ban), Raw Sienna (nâu đỏ sống) có bề mặt lốm đốm do hạt sắc tố nằm lại trong lỗ nhỏ trên mặt giấy. Các màu không kết hạt (non-granulating) dùng để vẽ cánh hoa, lá, và những đối tượng có bề mặt mịn. Màu kết hạt (granulating) có thể dùng vẽ cát, bề mặt gỉ sét, tường xi măng, vv. Một số hạt sắc tố kết hạt mạnh là viridian (PG18), cerulean blue (PB35), cobalt violet (PV14) và một số hạt sắc tố oxit sắt (PBr7)
Flocculation (keo tụ) nói đến khả năng kết tụ thành nhóm, bông lớn hơn một cách khác thường của các hạt sắc tố ultramarine (lam biển), Green Earth (lục đất), Raw Umber (nâu đen sống), vv. Kết hạt và keo tụ tạo hiệu ứng huyền ảo cho tranh màu nước, là đặc tính hấp dẫn với nhiều họa sĩ. Tuy nhiên, đặc tính này ngược với xu hướng màu nước thương mại thích màu phẳng, đồng nhất.
Màu nước thương mại chia làm 3 hạng: hạng họa sĩ (artist) hay còn gọi là hạng chuyên nghiệp (professional); hạng sinh viên (student), và hạng trường học (scholastic).
Phần trắng của tranh màu nước là màu giấy vẽ được “bảo vệ” (không vẽ). Để bảo vệ phần giấy trắng này, họa sĩ sử dụng nhiều cách như masking fluid (keo chặn), masking tape (băng dính), clear wax (sáp không màu), hoặc latex lỏng, quét hoặc dán lên giấy khi vẽ, sau đó bóc ra để lộ phần giấy trắng. Trắng titan – titanium dioxide PW6 hoặc trắng kẽm – zinc oxide PW4 thích hợp để nhấn điểm sáng. Màu trắng (trong màu gouache) pha với màu nước “trong” làm mất độ trong khiến màu trông tối và đục. Màu trắng trông như bột phấn khi đặt cạnh màu trắng của giấy, tuy nhiên có thể sử dụng nếu muốn tạo hiệu quả thẩm mĩ nào đó.
Thanh Hoa Art Supplies lược dịch từ Wikipedia
https://en.wikipedia.org/wiki/Watercolor_painting
http://www.tate.org.uk/art/research-publications/jmw-turner/david-blayney-brown-draughtsman-and-watercolourist-r1132588
Chú ý: Wikipedia tiện lợi để tìm kiếm thông tin nhanh, cho cái nhìn sơ lược về vấn đề trước khi tìm hiểu sâu. Tuy nhiên Wikipedia không được coi là nguồn tham khảo đáng tin cậy, do bất kỳ ai cũng có thể viết, chỉnh sửa bài. Người đọc có thể đọc phải thông tin cũ do người không phải là chuyên gia viết hoặc thông tin sai lạc do người viết cố tình. Thông tin trên Wikipedia có thể được sử dụng trong cộng đồng học thuật, từ sinh viên tới giảng viên, với mục đích tham khảo nhưng việc trích dẫn wikipedia trong bài nghiên cứu, bài viết học thuật chính thức là không được chấp nhận.