Năng Suất Lao Động Nghĩa Là Gì

Năng Suất Lao Động Nghĩa Là Gì

(BKTO) - Theo kế hoạch, ngày 26/5, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam sẽ tổ chức Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024” và Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ với Tổng LĐLĐ Việt Nam.

(BKTO) - Theo kế hoạch, ngày 26/5, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam sẽ tổ chức Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024” và Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ với Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Lời giải nằm ở chất lượng nguồn nhân lực

Trao đổi với phóng viên VOV2 bên hành lang nghị trường, đại biểu Tạ Văn Hạ (Đoàn Quảng Nam) cho rằng nguyên nhân khiến tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam “tụt hậu” là do chưa được quan tâm đúng mức, chưa có giải pháp nào mang tính căn cơ. Chỉ cần nhìn vào hệ thống giáo dục, đào tạo cũng có thể nhận ra điều này. “Qua hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, tôi thấy chúng ta chưa có tâm thế, chưa có sự chuẩn bị để đáp ứng xu thế phát triển của xã hội”, ông Hạ chia sẻ.

Theo đại biểu Tạ Văn Hạ, để cải thiện năng suất lao động phải có những bước đi mang tính bền vững, trong đó, cần tập trung vào việc đào tạo, nâng cao “chất lượng nguồn nhân lực. “Thị trường lao động sẽ có sự dịch chuyển giữa các ngành nghề. Trong thời đại công nghệ, một số nghề truyền thống sẽ mất đi, nghề mới sẽ xuất hiện. Vì thế, chúng ta phải tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nếu không sẽ tụt hậu sâu hơn nữa. Giải pháp căn cơ phải là từ đào tạo, đây là nền móng cho sự thay đổi”, ông Hạ nêu quan điểm.

Đại biểu Trần Quang Khải (Đoàn Hà Nam) cũng nêu ý kiến phải đặc biệt coi trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Ông cho rằng nguồn nhân lực chất lượng cao là chìa khóa cho phát triển kinh tế xã hội, cho cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Theo ông, Chính phủ, Quốc hội cần có chính sách đột phá, khắc phục những rào cản đối với việc phát triển nhân lực chất lượng cao. Dự báo nước ta cần đào tạo khoảng 50.000 đến 100.000 nhân lực chất lượng cao cho giai đoạn 2025-2030. Điều này cho thấy sự cần thiết phải phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao như thế nào, đặc biệt là khi quan hệ Việt - Mỹ được nâng cấp.

“Tôi tin rằng Việt Nam sẽ khác biệt và thịnh vượng hơn trong kỷ nguyên số nếu chúng ta kịp thời có những chính sách đột phá phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”, ông Khải bày tỏ.

Ông Khải cũng kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng tiếp tục quan tâm, chỉ đạo, định hướng kịp thời các chính sách đột phá nhằm phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời gian tới.

Giải trình tại phiên thảo luận của Quốc hội ngày 01/11/2023, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, ngành giáo dục nhận thức rất rõ trách nhiệm cũng như sứ mệnh của mình trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, sau khi nhận được chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ đã lên kế hoạch để triển khai đào tạo nhân lực cho lĩnh vực bán dẫn nhằm đáp ứng yêu cầu như dự báo. Bộ cũng đã ký một hiệp định với Intel và các doanh nghiệp để xác định chính xác nguồn nhân lực cho các nhóm, đồng thời, không đào tạo ào ào tránh dẫn đến dư thừa. Dự kiến, trong năm 2024, ngành giáo dục sẽ tuyển sinh hơn 1.000 nhân lực trong lĩnh vực trực tiếp thiết kế vi mạch, bán dẫn. Các lĩnh vực liên quan sẽ tuyển khoảng 7.000 nhân lực và sẽ tăng dần số lượng từ 20 đến 30% mỗi năm.

Với kế hoạch đề ra, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng trong thời gian tới sẽ đáp ứng được yêu cầu về nâng cao chất lượng nguồn nhân, đặc biệt là trong lĩnh vực vi mạch, bán dẫn. Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn bày tỏ, vẫn cần thêm nữa sự quan tâm, đầu tư từ các cấp, các ngành: “Vi mạch, bán dẫn là một lĩnh vực công nghệ cao, đòi hỏi cao nhưng cũng mong có sự đầu tư cao, chứ nếu không thì không thể tay không bắt Chip được”./.

Theo báo cáo của Chính phủ, ước cả năm 2024 dự kiến đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu chủ yếu (một chỉ tiêu xấp xỉ đạt). Nổi bật là chỉ tiêu tăng năng suất lao động vượt kế hoạch đề ra, sau 3 năm không đạt. Cụ thể, năm 2021, chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động xã hội chỉ đạt 4,71% so với mục tiêu 4,8%; năm 2022 đạt 4,8% so với mục tiêu khoảng 5,2%; năm 2023 ước đạt 3,8-4,8% trong khi chỉ tiêu Quốc hội giao là 5-6%. Năm 2024, chỉ tiêu này ước đạt 5,56% so với mục tiêu 4,8% - 5,3% được Quốc hội giao.

Dù chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động vượt kế hoạch đề ra là điều đáng ghi nhận song nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ vẫn rất trăn trở với chỉ tiêu này. Ngay trong báo cáo của Chính phủ cũng đánh giá, năng suất lao động và chất lượng lao động, nguồn nhân lực còn nhiều mặt hạn chế, chưa thực sự là động lực, là đột phá để phát triển kinh tế - xã hội, chưa đáp ứng yêu cầu dẫn dắt, phát triển và tái cơ cấu nền kinh tế.

Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh (Đoàn Vĩnh Phúc) phân tích, chất lượng lao động chưa cao, trong tổng số 69% lao động qua đào tạo chỉ có trên 28% lao động được đào tạo có văn bằng, chứng chỉ, còn trên 70% lao động chưa qua đào tạo từ sơ cấp trở lên và chưa có văn bằng chứng chỉ.

Bên cạnh đó, thị trường lao động chưa có sự cải thiện nhiều về chất lượng lao động, khi số lao động phi chính thức làm việc bấp bênh, thiếu tính ổn định vẫn chiếm tỷ trọng lớn. “9 tháng năm 2024 số lao động phi chính thức là 33 triệu người, chiếm 64,6% tổng số lao động có việc làm, mặc dù đã giảm 0,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước” - đại biểu dẫn số liệu.

Hơn nữa, tỷ lệ lao động thất nghiệp còn cao. Tính chung 9 tháng năm 2024 cả nước có khoảng trên 1 triệu người thất nghiệp trong độ tuổi lao động.

Từ thực tiễn trên, đại biểu Nguyễn Văn Mạnh kiến nghị cần tăng cường thông tin tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ đào tạo việc làm cho thanh niên. Đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng với nhu cầu của xã hội, gắn đào tạo nghề với nhu cầu, việc làm của doanh nghiệp, chú trọng xã hội hóa công tác dạy nghề, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề và đổi mới nội dung chương trình đào tạo để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp hiện nay.

Đại biểu cũng đề nghị tăng cường hỗ trợ tín dụng cho thanh niên khởi nghiệp để tạo thêm việc làm, hoàn thiện việc thực hiện chính sách tín dụng đối với thanh niên để thanh niên tự tạo việc làm. Tăng cường giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và nhà nước khuyến khích để phát triển những ngành nghề có thể tận dụng lợi thế của từng vùng nông thôn, ưu tiên giải quyết việc làm tại chỗ để tránh áp lực di cư mạnh mẽ về thành phố và góp phần phát triển nông thôn.

Đại biểu Trần Anh Tuấn (Đoàn TP Hồ Chí Minh) tính toán, tốc độ tăng năng suất lao động xã hội trung bình phải đạt từ 5,5% trở lên thì mới đạt được mục tiêu tăng trưởng từ 6,5% - 7%. Vì vậy, theo đại biểu, để đạt được tốc độ tăng năng suất xã hội, ngoài những biện pháp đẩy mạnh cải cách hành chính thì chúng ta cần phải giải phóng mạnh nguồn lực xã hội, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, tinh gọn bộ máy.

“Hiện nay chúng ta thấy một hồ sơ phải đi qua rất nhiều cơ quan, mà một cơ quan thì qua rất nhiều bộ phận, tôi nghĩ cần phải rút gọn bộ máy để giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp, giải phóng nguồn lực xã hội để tăng năng suất lao động” - đại biểu kiến nghị.

Cũng cho rằng đây là vấn đề cần được quan tâm, đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn Đắk Nông) nhấn mạnh, xét đến cùng năng suất lao động là yếu tố quyết định sự thắng lợi của một chế độ xã hội, vì chỉ tiêu này gắn liền với tốc độ tăng trưởng và quy mô của một nền kinh tế. Đất nước muốn thịnh vượng thì phải tăng năng suất lao động.

Theo đại biểu, yếu tố quan trọng để tăng năng suất lao động là nguồn nhân lực có kỹ năng nghề cao, phù hợp. Vì vậy, Chính phủ cần tiếp tục quan tâm hơn để phát triển kỹ năng nghề cho người lao động theo quy mô, số lượng và cơ cấu trình độ, kỹ năng nghề hợp lý, nhằm đảm bảo chỉ tiêu này có tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững trong giai đoạn tới.

Ở góc độ khác, đại biểu Trần Thị Vân (Đoàn Bắc Ninh) chỉ ra, tốc độ tăng năng suất lao động của khu vực kinh tế tư nhân còn thấp, chỉ bằng 34% năng suất lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước và 69% năng suất lao động của doanh nghiệp FDI. Vì vậy, cần khuyến khích các doanh nghiệp đào tạo, nâng cao trình độ lao động, các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp đặt hàng các doanh nghiệp lớn, khuyến khích họ tham gia từ khâu xây dựng chương trình, mục tiêu đào tạo, doanh nghiệp trở thành địa chỉ thực hành, là nơi giải quyết việc làm cho người học. Đồng thời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển bằng cách giảm thuế, ưu tiên tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, hỗ trợ chi phí đào tạo…/.