Ngành hệ thống thông tin quản lý có tên tiếng anh là management information system (MIS), là ngành có liên quan rộng đến các lĩnh vực thông tin, công nghệ thông tin, kinh tế và quản lý. Ngành này thường dễ nhầm lẫn với các ngành liên quan như tin học, công nghệ thông tin, kỹ thuật máy tính.
Ngành hệ thống thông tin quản lý có tên tiếng anh là management information system (MIS), là ngành có liên quan rộng đến các lĩnh vực thông tin, công nghệ thông tin, kinh tế và quản lý. Ngành này thường dễ nhầm lẫn với các ngành liên quan như tin học, công nghệ thông tin, kỹ thuật máy tính.
Ngành hệ thống thông tin quản lý (Management Information System - MIS) là một lĩnh vực chuyên nghiệp liên quan đến việc thiết kế, triển khai, quản lý và sử dụng các hệ thống thông tin để tối ưu hóa quá trình quản lý và ra quyết định trong các tổ chức hoặc doanh nghiệp. MIS kết hợp giữa công nghệ thông tin (IT) và quản trị kinh doanh, nó không chỉ tập trung vào công nghệ máy tính mà còn nhấn mạnh vào việc ứng dụng công nghệ đó để phục vụ mục tiêu kinh doanh.
- Học kỳ 1 bao gồm 7 môn 13 tín chỉ (Anh văn 1, Toán cao cấp A1, Đại số tuyến tính,...) - Học kỳ 2 bao gồm 7 môn 18 tín chỉ (Giáo dục thể chất 2, Những NLCB của nghĩa Mác-Lênin, Toán cao cấp A2,...) - Học kỳ 3 bao gồm 6 môn 17 tín chỉ (Đường lối cách mạng của Đảng CSVN, Cơ sở dữ liệu, Lập trình hướng đối tượng,...) - Học kỳ 4 bao gồm 6 môn 16 tín chỉ (Tư tưởng Hồ Chí Minh, Cấu trúc rời rạc, Mạng máy tính,...) - Học kỳ 5 bao gồm 7 môn 23 tín chỉ (Xác suất thống kê, Thiết kế cơ sở dữ liệu, Phân tích thiết kế hệ thống thông tin,...) - Học kỳ 6 bao gồm 6 môn 23 tín chỉ (Các hệ cơ sở tri thức, Hệ quản trị cơ sở dữ liệu, Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle,...) - Học kỳ 7 bao gồm 5 môn 19 tín chỉ (Khai thác dữ liệu, Hệ thống thông tin kế toán, Phát triển ứng dụng web,...) - Học kỳ 8 bao gồm 3 môn 9 tín chỉ (Cơ sở dữ liệu phân tán, Phương pháp NCKH trong tin học, Thực tập tốt nghiệp,...) - Học kỳ 9 bao gồm 10 tín chỉ (Môn tốt nghiệp 1, Đồ án tốt nghiệp, Khóa luận tốt nghiệp,...)
Chương trình Kỹ sư Hệ Thống Thông Tin được xây dựng và triển khai nhằm mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin có phẩm chất đạo đức, tư duy, có kiến thức, có phương pháp làm việc và kỹ năng thích hợp để làm việc trong lĩnh vực Hệ Thống Thông Tin, nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Hệ Thống Thông Tin, đáp ứng các yêu cầu về nghiên cứu, phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin trong xã hội. Có khả năng xây dựng các Hệ Thống Thông Tin cho việc quản lý kinh tế, hành chính và dịch vụ. Có năng lực tham mưu tư vấn và có khả năng thực hiện nhiệm vụ với tư cách như là một chuyên viên trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Hướng đến đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao đạt trình độ khu vực và quốc tế, đáp ứng nhu cầu xây dựng nguồn nhân lực ngành công nghiệp công nghệ thông tin trong cả nước. Sau khi hoàn tất chương trình đào tạo kỹ sư HTTT, sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng: - Kiến thức + Kiến thức Toán, Lý, Thuật Toán, các phương pháp phân tích, mô hình hóa,...Thiết kế, tạo mô hình và xây dựng, quản trị hệ cơ sở dữ liệu, tổ chức kho dữ liệu, khai phá dữ liệu liên quan đến các hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh + Phương pháp, kỹ thuật, mô hình nhằm hoạch định, phân tích và thiết kế hệ thống thông tin + Quản lý đề án và nhóm đề án qua các giai đoạn hoạch định, phân tích, thiết kế và hiện thực đề án xây dựng hệ thống thông tin + An toàn và bảo mật hệ thống thông tin, mạng máy tính,...Nhận thực về trách nhiệm và nghĩa vụ của cán bộ quản lý Hệ Thống Thông Tin - Kỹ năng + Có khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để giải quyết các tình huống trong lĩnh vực CNTT nói chung và hệ thống thông tin nói riêng + Phân tích và thiết kế Hệ Thống Thông Tin + Xây dựng và quản trị hệ cơ sở dữ liệu, các Hệ Thống Thông Tin trực tuyến trên Web, hoạch định và điều hành đề án xây dựng hệ thống thông tin, lập trình + Làm việc nhóm và lãnh đạo và điều hành nhóm công tác - Chức danh nghề nghiệp: giám đốc thông tin (CIO), trưởng các đề án Công nghệ thông tin, phân tích viên hệ thống, quản trị viên cơ sở dữ liệu, Hệ Thống Thông Tin, lập trình viên, phân tích viên dữ liệu phục vụ điều hành và ra quyết định quản lý
- Đối tượng 1: Học sinh tốt nghiệp PTTH (sẽ trải qua kỳ thi đại học vào khối A do Bộ GD & ĐT tổ chức tháng 7 hằng năm) - Đối tượng 2 (tuyển thẳng): Các học sinh giỏi là thành viên đội tuyển quốc gia hoặc đạt giải nhất, nhì các môn Toán, Lý, Tin học trong các kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 toàn quốc
- Thời gian đào tạo: 4,5 năm trải đều trên 9 học kỳ. Khối lượng kiến thức tối thiểu sinh viên phải tích lũy được là: 148 tín chỉ (chưa tính các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng, Tin học cơ bản, Ngoại ngữ không chuyên)
Cơ bản về Công nghệ Thông tin: Hiểu biết về cấu trúc dữ liệu, lập trình, quản lý cơ sở dữ liệu, mạng máy tính và bảo mật.
Quản lý Dự án Công nghệ: Kiến thức về các phương pháp và công cụ quản lý dự án, như Agile hoặc Scrum, để lập kế hoạch, tổ chức và kiểm soát các dự án IT.
Phân tích và Quản lý Dữ liệu: Hiểu biết về việc thu thập, xử lý, phân tích và trình bày dữ liệu, cùng với kiến thức về các công cụ phân tích dữ liệu như SQL, Excel, R, hoặc Python.
Hệ thống Thông tin và Quy trình Kinh doanh: Kiến thức về cách các hệ thống thông tin hỗ trợ các hoạt động kinh doanh và quy trình làm việc trong một tổ chức.
Quản lý và Chiến lược Kinh doanh: Hiểu biết cơ bản về các nguyên tắc quản lý, chiến lược kinh doanh, và quản trị tài chính.
Luật và Đạo đức trong Công nghệ Thông tin: Kiến thức về các vấn đề pháp lý và đạo đức liên quan đến công nghệ thông tin, như bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư.
Kỹ năng Phân tích: Khả năng phân tích vấn đề, đánh giá các tùy chọn, và đề xuất giải pháp sáng tạo.
Kỹ năng Giao tiếp: Khả năng giao tiếp hiệu quả cả bằng lời nói và viết, bao gồm cả khả năng trình bày dữ liệu và thông tin kỹ thuật cho người không chuyên.
Kỹ năng Quản lý Dự án: Khả năng lập kế hoạch, tổ chức, và quản lý các tài nguyên để hoàn thành dự án đúng hạn và đạt mục tiêu.
Kỹ năng Quản lý Thời gian: Khả năng ưu tiên công việc, quản lý thời gian hiệu quả và đối phó với áp lực công việc.
Kỹ năng Lãnh đạo và Quản lý Nhóm: Khả năng lãnh đạo, hướng dẫn và phát triển đội ngũ, cũng như quản lý xung đột và giao tiếp trong nhóm.
Tư duy Phản biện và Sáng tạo: Khả năng phản biện và đưa ra ý tưởng mới để giải quyết vấn đề và cải thiện quy trình.
Kỹ năng Học Tập và Thích nghi: Khả năng học hỏi nhanh chóng và thích nghi với công nghệ mới cũng như các thách thức kinh doanh liên tục thay đổi.
Một trung tâm mua sắm muốn tăng cường thêm các mặt hàng đang bán chạy, và điều chỉnh lại bố trí lại các mặt hàng còn tồn đọng. Họ tiến hành phân tích thông tin từ cơ sở dữ liệu bán hàng, doanh số để giúp các nhà quản trị ra quyết định phù hợp. Trong trường hợp này, thông tin đã được phân tích để sử dụng cho mục đích tăng thêm hiệu quả bán hàng cho trung tâm mua sắm.
Thông tin không có giá trị nếu như không có mục đích sử dụng. Doanh nghiệp cần các thông tin có giá trị để giúp họ đưa ra những quyết định điều hành - kinh doanh hiệu quả hơn. Chính các kỹ sư MIS là người làm cho các thông tin (ở dạng thô, và nhiễu loạn) trở nên có giá trị.
Thiết kế và Phát triển Hệ thống: MIS chịu trách nhiệm thiết kế và phát triển các hệ thống thông tin để hỗ trợ hoạt động kinh doanh và ra quyết định. Điều này bao gồm việc phát triển phần mềm, quản lý cơ sở dữ liệu, và thiết kế giao diện người dùng.
Quản lý Dự án: Lập kế hoạch, tổ chức và quản lý các dự án công nghệ thông tin, đảm bảo rằng chúng được hoàn thành đúng hạn và phù hợp với yêu cầu.
Phân tích và Hỗ trợ Quyết định: Sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu để thu thập và phân tích thông tin, giúp các nhà quản lý đưa ra quyết định chiến lược.
Bảo mật và Quản lý Rủi ro: Đảm bảo rằng thông tin của tổ chức được bảo mật và quản lý rủi ro liên quan đến công nghệ thông tin.
Hỗ trợ và Đào tạo: Hỗ trợ kỹ thuật cho người dùng và đào tạo họ cách sử dụng hệ thống thông tin một cách hiệu quả.
Tối ưu hóa Quy trình Kinh doanh: Sử dụng công nghệ thông tin để cải thiện và tự động hóa các quy trình kinh doanh, giúp tổ chức hoạt động hiệu quả hơn.