Top Các Nước Xuất Khẩu Gạo 2020 Mạnh Nhất Hiện Nay

Top Các Nước Xuất Khẩu Gạo 2020 Mạnh Nhất Hiện Nay

Việt Nam là một trong các quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Trung bình mỗi năm, thị trường gạo Việt Nam có thể xuất khẩu từ 6 – 6.5 triệu tấn gạo. Nếu so sánh với các quốc gia có nền nông nghiệp lớn khác trên thế giới, liệu Việt Nam chúng ta sẽ xếp ở vị trí thứ mấy? Thực trạng xuất khẩu gạo Việt năm 2023 ra sao?…Sau đây, Ratraco Solutions sẽ cập nhật nhanh Top các nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới hiện nay để các Doanh nghiệp XK tham khảo và từ đó nắm bắt được đâu mới là thị trường tiềm năng nhất để xúc tiến kế hoạch giao thương, kinh doanh gạo Việt.

Việt Nam là một trong các quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Trung bình mỗi năm, thị trường gạo Việt Nam có thể xuất khẩu từ 6 – 6.5 triệu tấn gạo. Nếu so sánh với các quốc gia có nền nông nghiệp lớn khác trên thế giới, liệu Việt Nam chúng ta sẽ xếp ở vị trí thứ mấy? Thực trạng xuất khẩu gạo Việt năm 2023 ra sao?…Sau đây, Ratraco Solutions sẽ cập nhật nhanh Top các nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới hiện nay để các Doanh nghiệp XK tham khảo và từ đó nắm bắt được đâu mới là thị trường tiềm năng nhất để xúc tiến kế hoạch giao thương, kinh doanh gạo Việt.

Thực trạng tình hình xuất khẩu Gạo Việt Nam trong năm 2023

Xuất khẩu gạo đang có nhiều tín hiệu tích cực từ thị trường. Năm 2023, xuất khẩu gạo có thể đạt khoảng 7 triệu tấn với kim ngạch đạt 4 tỷ USD. Dù khối lượng thấp hơn năm 2022 (7,13 triệu tấn), song kim ngạch cao hơn hẳn (3,45 tỷ USD). Những thị trường khó tính như Châu Âu, Hàn Quốc, Australia và một số thị trường mới mở ở các nước khu vực Trung Đông tiếp tục tạo ra cơ hội cho Doanh nghiệp Việt gia tăng xuất khẩu khi người tiêu dùng đang rất chuộng các loại gạo chất lượng cao của Việt Nam.

Quý I/2023 xuất khẩu gạo ghi nhận sự tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm 2022 ở cả các thị trường truyền thống và thị trường tiềm năng. Đặc biệt, trị giá xuất khẩu gạo sang EU ghi nhận tăng trưởng rất tốt ở nhiều thị trường nhờ xuất khẩu các sản phẩm gạo thơm, gạo phẩm chất chất lượng cao với giá trị gia tăng cao. Điều này cho thấy, chất lượng gạo Việt ngày càng nâng cao, đáp ứng được yêu cầu từ cả các thị trường khó tính. Không chỉ gia tăng việc XK các chủng loại gạo có thế mạnh như gạo thơm, gạo nếp, gạo trắng, Việt Nam đã bắt đầu XK gạo hữu cơ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng đem lại giá trị cao, giảm dần tỷ trọng XK gạo thường chất lượng thấp.

Châu Á tiếp tục là thị trường khu vực xuất khẩu lớn nhất trong quý I, đạt gần 1,57 triệu tấn, chiếm hơn 84,7% tổng lượng xuất khẩu, tăng 52,2% so cùng kỳ năm 2022. Châu Phi tiếp tục là thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ 2, kế tiếp là thị trường Châu Âu. Hiện, Indonesia đang là thị trường XK gạo lớn thứ 3 của Việt Nam sau Philippines và Trung Quốc, đạt 143.786 tấn, giá bình quân 468 USD/tấn, tăng 337 lần về lượng và tăng 303 lần về kim ngạch, chiếm 16% trong tổng lượng và chiếm 14,3% trong tổng kim ngạch XK gạo của cả nước.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam đánh giá, nhìn chung trong cả năm 2022 và tháng đầu năm 2023, Gạo Việt Nam đang có lợi thế trên thị trường Quốc tế, đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Trong ngắn hạn, giá gạo vẫn ở mức tốt do những bất ổn về Kinh tế, Chính trị toàn cầu khiến nhu cầu dự trữ lương thực tăng lên. Đây là yếu tố giúp các Doanh nghiệp Gạo được hưởng lợi trong thời gian tới.

Việc tiếp tục phối hợp chặt chẽ các Bộ, Ngành, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các thương nhân kinh doanh XK gạo trong công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc XK gạo sang các thị trường, nhất là trong bối cảnh xu hướng gia tăng các rào cản kỹ thuật, truy xuất nguồn gốc vệ sinh ATTP như hiện nay là cần thiết.

Tổng quan tình hình xuất khẩu Gạo Việt sang các nước hiện nay

Dự báo trong năm 2023, xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ đạt khoảng 6,5-7 triệu tấn, trong đó có khoảng 3 triệu tấn gạo chất lượng cao. Trong ngắn hạn, giá gạo vẫn ở mức cao, giúp các Doanh nghiệp gạo được hưởng lợi trong thời gian tới. Các thị trường khó tính như Châu Âu, Hàn Quốc, Australia và một số thị trường mới mở ở các nước khu vực Trung Đông tiếp tục tạo ra cơ hội cho Doanh nghiệp Việt gia tăng xuất khẩu khi người tiêu dùng đang rất chuộng các loại gạo chất lượng cao của Việt Nam.

Năm 2022, xuất khẩu gạo phục hồi sau tác động của dịch COVID-19. Theo đó, Việt Nam đã xuất khẩu 7,1 triệu tấn gạo tăng 14% so với cùng kỳ trị giá 3,52 tỷ USD tăng 6,7% so với cùng kỳ, theo Tổng cục Hải quan. Theo ước tính, tổng doanh thu của các DN sản xuất gạo niêm yết tăng 8,5% so với cùng kỳ trong năm 2022. Xuất khẩu gạo tiếp tục tăng về giá trị trong 3 tháng đầu năm 2023. Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu gạo 3 tháng đầu năm 2023 tuy giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng 30,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.

Năm 2023, do ảnh hưởng của hạn hán, sản lượng gạo Trung Quốc được dự báo giảm hơn 3 triệu tấn so với năm 2022, xuống còn khoảng 145,5 triệu tấn. Đây là cơ hội cho các nước xuất khẩu gạo, trong đó có Việt Nam. Về thị trường xuất khẩu, Châu Á tiếp tục là thị trường khu vực XK lớn nhất trong quý I, đạt gần 1,57 triệu tấn, chiếm hơn 84,7% tổng lượng xuất khẩu, tăng 52,2% so cùng kỳ năm 2022.

Châu Phi tiếp tục là thị trường XK gạo lớn thứ 2, kế tiếp là thị trường Châu Âu. Theo Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương, tình hình xuất khẩu gạo trong quý I đang đi đúng định hướng. Chủng loại gạo trắng thường vẫn chiếm tỷ trọng ổn định, gạo thơm và gạo nếp ngày càng gia tăng trị giá xuất khẩu. Ngoài ra, XK gạo hữu cơ và gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng tuy chiếm tỷ lệ còn khiêm tốn, nhưng đã làm đa dạng chủng loại gạo XK của Việt Nam, và khẳng định được giá trị hạt gạo xuất khẩu.

Nhìn chung, trong Quý I/2023, kim ngạch XK gạo của Việt Nam đạt hơn 1,85 triệu tấn với trị giá 981 triệu USD, tăng 23,4% về lượng và tăng hơn 34% về kim ngạch so cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, vận chuyển gạo XK lại không hề đơn giản. Muốn đảm bảo chất lượng của gạo khi xuất sang thị trường nước ngoài, cần trải qua những quy trình kiểm soát nghiêm ngặt.

Hướng đến mục tiêu xuất khẩu gạo bền vững, đồng thời để nâng tầm hạt gạo Việt, các Cơ quan liên quan cần có kế hoạch xây dựng vùng nguyên liệu, vùng trồng lúa ổn định. Các Doanh nghiệp xuất khẩu gạo đẩy mạnh liên kết chặt chẽ với nông dân trồng lúa để tổ chức sản xuất, thu mua lúa, gạo theo hướng gắn với thị trường tiêu thụ.

XEM THÊM: Dịch vụ vận chuyển Container lạnh giá rẻ

II. Tên các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam

Hiện nay các loại gạo Việt Nam xuất khẩu rất nhiều và đa dạng, vì vậy chúng ta sẽ khó nắm rõ được chi tiết từng loại. Dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê tên các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam được đánh giá là phổ biến nhất.

Đây là loại gạo khá phổ biến và chúng ta có thể dễ nhận biết trên thị trường. Gạo Jasmine 85 được biết đến là loại gạo thơm có hương vị tự nhiên, hạt dài và có màu trắng trong. Khi nấu chín thì cơm sẽ cho mùi hương rất thơm, hạt cơm dẻo và không bị vón cục. Phẩm chất của gạo rất tốt, ít bạc bụng và ít vỡ nên đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về xuất khẩu.

Giá trị xuất khẩu của loại gạo này cũng được đánh giá là cao nên người dân rất chú trọng sản xuất giống lúa này.

-> Xem Ngay: các loại gạo ngon, thông dụng nhất trên thị trường

Gạo Japonica là cái tên không còn quá xa lạ với thị trường xuất khẩu Việt. Tuy là loại gạo có giống lúa từ Nhật Bản, nhưng lại được sản xuất khá nhiều ở Việt Nam. Loại gạo này có thân hình tròn, hạt ngắn, có màu trắng nên rất được ưa chuộng. Vốn là loại gạo để xuất khẩu nên Japonica có phẩm chất rất tốt, ít bạc bụng và hạt tròn đều.

Khi nấu chín gạo sẽ có mùi thơm quyến rũ, hạt cơm dẻo, không bị vón cục. Đặc biệt là khi để nguội gạo vẫn giữ được độ dẻo và hương thơm vốn có.

Đây là loại gạo thuộc giống thế hệ mới nên được đánh giá cao về chất lượng. Gạo ST25 được mệnh danh là gạo ngon nhất thế giới và là một trong các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam phổ biến nhất. Gạo ST25 với các đặc điểm nổi bật như hạt gạo đẹp, phẩm chất tốt, ít bạc bụng, dẻo, thơm…Giá trị xuất khẩu của loại gạo này khá cao mang lại nguồn thu lớn cho người dân.

Gạo nếp là một trong những loại gạo được xuất khẩu nhiều ở Việt Nam. Gạo nếp rất dẻo, có hương thơm tự nhiên, có độ kết dính rất cao. Gạo nếp thường dùng để làm xôi, bánh…và không dùng để làm cơm như gạo tẻ thông thường. Giá thành xuất khẩu của gạo nếp khá cao nên cũng góp phần mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân.

-> Tham khảo: cách bảo quản gạo được lâu

Gạo thơm Hương Lài có đặc tính hạt gạo dài, trắng trong và ít bạc bụng. Khi nấu chín sẽ cho cơm có mùi thơm hoa lài tự nhiên, hấp dẫn. Hạt cơm có độ dẻo nhất định, mềm, ngọt đậm nên được nhiều người yêu thích. Gạo thơm Hương Lài được khá nhiều quốc gia ưa chuộng và nhập khẩu nhờ có chất lượng rất tốt.