Chúng tôi phục vụ cộng đồng nhưng luôn tôn trọng quyền riêng tư của bạn! Lạm dụng thông tin trên website cho các hành vi làm phiền khách hàng là vi phạm điều khoản sử dụng và bị cấm.
Chúng tôi phục vụ cộng đồng nhưng luôn tôn trọng quyền riêng tư của bạn! Lạm dụng thông tin trên website cho các hành vi làm phiền khách hàng là vi phạm điều khoản sử dụng và bị cấm.
Xây dựng là nhóm ngành khá rộng gồm; xây dựng công trình, xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, xây dựng công trình giao thông, quy hoạch xây dựng...Kỹ thuật công trình xây dựng (Kỹ thuật công trình xây dựng) là ngành chuyên về lĩnh vực tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công, quản lý giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng, công trình công nghiệp phục vụ đời sống con người như: nhà ở, nhà hàn, khách sận, đường cao tốc, cầu, sân bay, cảng biển, đường hầm và các công trình khác…
Sinh viên được đào tạo chuyên sâu về kiến thức chuyên ngành và phát triển kĩ năng bản thân
Theo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ những kiến thức chuyên môn về toán ứng dụng, vật lý kỹ thuật, các phần mềm thiết kế chuyên sâu về lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp như: trắc địa, thủy lực, kết cấu xây dựng: các phương pháp thí nghiệm chuyên ngành phục vụ công tác thiết kế, tư vấn, giám sát,và tổ chức thi.
Theo thống kê của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh, kiến trúc - xây dựng hiện là ngành thu hút nhiều nhân lực, chiếm 4% (khoảng 11.000 người/năm) tổng nhu cầu nhân lực mỗi năm của riêng TP.HCM. Hơn nữa, việc Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và TPP đã mở ra nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam với dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ việc làm trong các lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, dệt may, chế biến thực phẩm,... Theo đó, cơ hội việc làm của ngành Kỹ thuật xây dựng (hay còn gọi là Kỹ thuật công trình xây dựng) là rất lớn. Sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật xây dựng (Kỹ thuật công trình xây dựng), các kỹ sư tương lai có thể đảm nhận rất nhiều vị trí làm việc như: kỹ sư giám sát, kỹ sư quản lý chất lượng, chuyên viên phát triển sản phẩm, chuyên viên phòng kế hoạch, thẩm tra thiết kế, giám sát thi công, kiểm toán xây dựng… Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật xây dựng (hay còn gọi là Kỹ thuật công trình xây dựng) đang ngày được mở rộng, chỉ cần bạn luôn nỗ lực cố gắng và học tập sẽ nắm bắt được. Ngoài ra để chắc chắn "có nên theo học ngành Kỹ thuật xây dựng (Kỹ thuật công trình xây dựng)", bạn có thể tìm hiểu một số bài viết liên quan về ngành Kỹ thuật xây dựng (Kỹ thuật công trình xây dựng) xét tuyển những môn nào? Ngành Kỹ thuật xây dựng (Kỹ thuật công trình xây dựng) lấy bao nhiêu điểm? Hy vọng bài viết trên cung cấp những thông tin cần thiết và hữu ích để các bạn có kế hoạch ôn tập tốt hơn.
Tại những trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng (hay còn gọi là Kỹ thuật công trình xây dựng) có uy tín như trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH), Đại học Giao thông vận tải TP.HCM,... sinh viên còn được chú trọng rèn luyện những kỹ năng mềm cần thiết như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian,... Ví dụ: trường đại học Công nghệ TPHCM (HUTECH), sinh viên sẽ được theo học một số môn học kỹ năng trong chương trình đào tạo như: khởi nghiệp, kỹ năng thuyết trình và tìm việc, cách quản lí thời gian và sáng tạo...
Cơ hội việc làm luôn rộng mở với sinh viên theo học ngành Kỹ thuật xây dựng (hay còn gọi là Kỹ thuật công trình xây dựng)